Hương Gây Mùi Nhớ

.

 

*

 

 

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ rất ý nhị để tả Kim Trọng nhớ cái “mùi” và  cái “hương” của nàng Kiều:
 

“Mành tương phơn phớt gió đàn,
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình.”

 

 

Trong bài viết này, tôi chỉ bàn đến vấn đề  “Hương Gây Mùi Nhớ.” Câu này có hai chữ thật hay là  “hương” và “mùi.”  Có lúc cả hai chữ chỉ chung một khái niệm nhưng có lúc lại khác nhau xa lắm. Ta nói “hương của hoa” hay “mùi của hoa” đều đúng nhưng nói “mùi bùn” thì nghe được, còn nói “hương bùn” nghe không ổn, bởi “bùn” thường được hiểu là “hôi tanh” (chẳng hạn như “Gần Bùn Mà Chẳng Hôi Tanh Mùi Bùn”). “Hương và Mùi” còn được hiểu theo nghĩa trừu tượng như “Mùi Đời,” “Đời Lên Hương.”
 

Xem lại kho tàng văn học thì quả thật, người phụ nữ có cái “mùi” quý vị ạ!
 

Ca dao ta có câu:
 

“Chim Quyên ăn trái nhãn lồng
Lia Thia quen chậu vợ chồng quen hơi.”

 

 

Hơi” ở đây chắc chắn là cái “mùi” rồi chứ không phải không khi (“air”) để thở. Không những chỉ là “quen” mà còn “nhớ” nữa mới chết người! 

 

 

Khi Ái phi Thị Bằng mất, vua Tự Đức có viết:
 

“Đập tan cổ kính tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi.”

 

 

Ở bên Tàu, ngày xưa lúc tuyển cung tần mỹ nữ, các nàng thí sinh đều buộc phải chạy một quãng đường cho đến khi đổ mồ hôi đầm đìa. Lúc ấy các hoạn quan yêu cầu cởi hết để ngửi…  Thứ hạng phi tần sẽ được xếp theo cái “mùi” mà các nàng tỏa ra.  Thiệt hết biết mấy chú Ba!
 

Vua Tàu Càn Long rất sủng ái một nàng quý phi chỉ vì chỗ kín trên cơ thể nàng cũng tỏa ra mùi thơm quyến rũ.  Vua rất sủng ái và hết mực cưng chiều nàng ta đến mức đặt tên cho nàng là Hương Phi.
 

Ở bên trời Tây, trong tác phẩm: “Hương Đàn Bà, Ngôn Ngữ Thầm Lặng Của Tình Dục,” tác giả Janet L. Hopson viết:

 

 

“… trên cơ thể người phụ nữ cho dù được che đậy bằng các mỹ phẩm cách mấy cũng còn có những khu vực tiết mùi, đó là ở nách, chung quanh âm đạo, nếp gấp ở âm vật, phần ngực giữa 2 vú và nếp gấp giữa 2 vú. Người ta cũng phát hiện các tuyến phát mùi nằm quanh núm vú, trên khuôn mặt, trên lòng bàn tay, gang bàn chân. Thậm chí hơi thở cũng có thể đổi mùi tuỳ theo chu kỳ kinh nguyệt. Hương của phụ nữ tiết ra có tính năng tác động lên não của người đàn ông và làm gia tăng kích thích tình dục ở đàn ông.”

 

 

Có lẽ chính vì vậy nên có anh chủ tịch một hội văn bút, đã có vợ hai con, gạ được “bà phó chủ tịch văn bút, có chồng ba con” lên giường.  Thế mà lúc được nằm bên người tình, anh ta chỉ “Môi xoay vòng đôi gò bồng đảo của em nguyên đêm cho đến giữa ngày sau….”  Thoạt tiên, cứ nghĩ anh này bị liệt dương nên phải chiều em bằng mồm, sau tìm hiểu mới biết anh ấy nghiện cái mùi tỏa ra từ hai núm vú của nàng?!

 

 

Ở bên Ta, có một chuyện khá ồn ào.  Đó là một anh chủ tịch Huyện bị phát giác “nhiều lần trộm quần lót của cô hàng xóm.”  Bằng chứng được ghi lại trên “camera” an ninh hẳn hoi. Đặc biệt nhất là chuyện phải ra Tòa.  Sau khi tham khảo ý kiến các bác sĩ tâm lý, ông chánh án phán: “Người này mắc bệnh có tên là  ‘Loạn dục đồ vật’  gần với bệnh tâm thần.  Mà đã là bệnh thì cần giúp đỡ chữa lành chứ không phải là tội…”   Rồi truyền tha bổng…  Ái chà!  Ai bảo Việt Nam ta bây giờ không văn minh? Tụt hậu?  Nghiện mùi phụ nữ chỉ là chuyện nhỏ như…  con thỏ.
 

Thế còn “hương trinh?”  Loại hương này thật mê hoặc, mùi lạ lắm và khó tả… không thể lẫn với mùi nào khác. Nếu bạn chưa có dịp thưởng thức, nên tạm dùng “Trà Trinh Nữ,” chắc cũng cảm nhận được phần nào. Để có Trà Trinh Nữ, người ta phải ướp những búp trà non với thân hình những cô trinh nữ khỏa thân nhiều ngày. Có nơi, họ tuyển trinh nữ lên núi hái chè, búp chè non được để vào quần lót của các cô, sau một ngày làm việc, chè lẫn với hương bài tiết từ trinh nữ. Họ mới lấy ra và chế tác. “Hết xẩy lớ?”  Hết biết luôn mấy anh Tàu!
 

Nhắc lại vài chuyện xưa, nhiều vị cho rằng tôi cường điệu (Xạo!), pha trộn lãng mạn, huyền bí và tiểu thuyết hóa đến nhảm nhí. Nhưng nếu tôi kể câu chuyện dưới đây, chắc nói “cái mùi” quyến rũ đến mức nào sẽ không còn bị nghi ngờ nữa.
 

Văn học tốn khá nhiều giấy mực để nói về mối tình lãng mạn của Hoàng đế Napoleon với Hoàng hậu Josephine của Pháp. Lúc gặp Josephine, ông chỉ là một vị tướng trẻ còn Josephine là một góa phụ đã có hai con. Chỉ sau một đêm gần gũi, ông yêu bà say đắm. Có nhiều lý do để anh hùng lụy mỹ nhân nhưng một trong những lý do thầm kín nhất là ông mê “cái mùi” của bà. Đây không phải là giai thoại, trong một bức thư Napoleon gửi cho Josephine còn được lưu lại, ông viết:

 

 

“Anh sẽ về Paris trong vài ngày nữa. Em đừng tắm nha.  Anh muốn cảm nhận tất cả những gì thuộc về em.”

 

 

Cái mùi thế nào, tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Cùng trái Sầu Riêng, có người bảo là thơm quá, có người lại bảo nặng mùi chịu không được. Với mắm, có người không chịu nổi nhưng có người trét đầy trái Cóc, hay múi xoài tượng rồi mút lấy mút để.
 

Mùi tỏa ra cũng lại tùy người, tùy hoàn cảnh, tùy cách sinh hoạt, tùy ẩm thực. Lúc trước tôi quen mùi nước mắm, thế mà khi qua Mỹ lại không chịu nổi cái mùi “cheese” của gái Tây… Từ ngày lấy vợ tôi lại nghiện cái mùi xì dầu… Ông bà cũng từng nói là “của ai người ấy thơm” là vậy.

 

 

Xem như vậy thì câu dưới đây cũng chưa hẳn là đúng:
 

“Ngủ đất với cô hàng hương
Còn hơn nằm giường cùng cô bán mắm…”

 

 

Cuối năm tản mạn đôi câu, mong quý vị giải khuây được “vài trống canh.”

 

 

Nhất Hùng
Hoa Thịnh Đốn

 

 

Trần Văn Giang (ghi lại)

 

Hương Gây Mùi Nhớ – Nhất Hùng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *