Thiền Sư và Cô Lái Đò

.

*       

 

Ngày kia, một Thiền sư phải qua sông. Vị Sư bước lên một chiếc đò của một cô lái đò xinh đẹp.

 

Sau khi thuyền cặp bến, cô lái đò thu tiền từng người như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền “gấp đôi.”

 

Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?

 

Cô lái đò mỉm cười:

 

“Thưa Thầy, vì Thầy đã nhìn em…”

 

Nhà sư lặng lẽ trả tiền và bước lên bờ.

 

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền “gấp ba.”

 

Nhà sư ngạc nhiên lại hỏi vì sao?

 

Cô lái đò cười bảo:

 

“Thưa Thầy, Thầy đã nhìn em dưới nước.”

 

Nhà sư nín lặng trả tiền “gấp ba” giá bình thường, và bước lên bờ.

 

Một hôm nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.

 

Đò cập bến cô lái đò thu tiền “gấp năm” lần. Nhà sư ngạc nhiên, lại hỏi vì sao?

 

Cô lái đò cười, đáp:

 

“Thưa Thầy, Thầy không nhìn em, nhưng còn nghĩ đến em.”

 

Lặng lẽ, nhà sư trả tiền “gấp năm” lần giá bình thường.

 

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…

 

Đò cập bến, nhà sư cười hỏi:

 

“Lần nầy tôi phải trả bao nhiêu?”

 

 Cô lái đò đáp:

 

“Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.”

 

 

Thiền sư hỏi:

 

“Vì sao?”

 

Cô lái đò cười và đáp:

 

 “Thầy đã nhìn em mà không còn nghĩ gì tới hình ảnh em nữa… Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi không lấy tiền…”

 

(Chú ý: Chưa hết!  Xin xem thêm các lời bàn và các lời kết bên dưới)

 

_________

Lời bàn

 

Sau đây là 3 lời bàn (“comments”) trên mạng mà tôi thấy cũng  hay:

 

1- Tiếp cảnh sinh tư tình, rồi hành ý lãng tránh đều đã có dính mắc chấp giữ. Nhìn thẳng thấy rõ đúng như thực, bất khởi vọng niệm…

2- Đó thấy không?! Dzậy mà mấy bà cứ chửi mấy ông là “cứ thấy gái đẹp là tươm tướp, tươm tướp…”  nhưng thật ra đám lão nông chúng tôi là những người đã đắc đạo từ lâu rồi (?!): Chỉ nhìn mà không nghĩ gì cả (vì có nghĩ cũng chẳng được chi mà lại càng thêm tức… vì đã hết xí quách hết dzồi còn gì!!!)

3- Nói một cách khác, mọi sự từ TÂM mà ra, sống ở đời chỉ có chữ TÂM là đáng quý!

 

Theo thiển ý của bỉ nhân, cô lái đò là hóa thân của một vị giác ngộ muốn dạy cho chúng ta một bài Pháp. Nhà sư gặp cô lái đò 4 lần:

 

Lần 1 bị trả tiền gấp 2 vì nhìn cô gái với tâm phàm (ham muốn).

Lần 2 bị trả tiền gấp 3 vì không dám nhìn thẳng, mà liếc bóng cô gái dưới nước.

Lần 3 bị trả tiền gấp 5 vì giả bộ nhắm mắt ngồi thiền nhưng vẫn tơ tưởng đến cô gái.

Lần 4 không phải trả tiền vì mặc dù nhìn thẳng cô gái nhưng tâm không bị dính mắc bởi những ý nghĩ xấu: Nhìn mà như không nhìn vậy!

 

 

Trong Đạo Phật, có những câu nghe qua có vẻ nghịch lý nhưng rất thâm thúy như:

 

– Giúp mà như không giúp, thế mới thật là  giúp.

– Nhẫn mà như không nhẫn, thế mới thật là nhẫn.

– Thương mà như không thương, thế mới thật là thương…

 

 

________

Lời kết

 

(Hai đoạn kết ngắn được Bác Mao tôn cương… ẩu viết thêm vào phần cuối của câu chuyện “Thiều Sư và Cô Lái Đò” ở trên để gọi là góp… gió độc):

 

 

Lời kết số 1 viết thêm như sau:

 

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần này cô lái đò không những không lấy tiền mà còn xin được đi theo hầu.

 

Nhà sư hỏi: “Vì sao?”

 

Cô lái đò đáp:

 

“Thầy không những nhìn em, mà còn nhìn vào giữa hai chân em, một cách đường đường chính chính, không úp mở, không én lút. Đấy gọi là an nhiên trực diện với cái thực thể uyên nguyên, chứ không giả điếc không nghe, giả mù không thấy, giả ngu không hiểu. Tâm thức này chỉ thấy ở những bậc đại chân tu đã đạt đến cảnh giới thượng thừa. Nên em bội phần khâm phục, muốn được theo thầy học đạo.”

 

Nhà sư trầm tư một lúc rồi thong thả đáp:

 

“Quả là ta đã nhìn vào giữa hai chân cô. Ta cứ tưởng tâm mình đã hoàn toàn tĩnh lặng, không ngờ tâm ta lại ba đào nổi sóng. Thế mới biết còn lâu lắm ta mới có thể đạt đến cái cảnh giới thượng thừa mà cô mong đợi. Ta đã phụ lòng cô, thật đáng tiếc!”

 

Cô lái đò suy nghĩ một lúc rồi ngập ngừng:

 

“Nhưng em… vẫn muốn… theo thầy.”

 

Nhà sư hỏi: “Vì sao?”

 

Cô lái đò đáp:

 

“Trước em tưởng thầy là bậc chân tu nên xin được theo để học đạo. Nay em biết thầy là kẻ chân tình nên xin được theo để nâng khăn sửa túi.”

 

Nhà sư chắp tay:

 

“Thiện tai! Thiện tai!”

 

*

 

Lời kết số 2 viết thêm như sau:

 

Một thời gian sau, những người thường qua đò không còn thấy cô lái đò nữa mà lại có người đàn ông lái đò…  nhìn kỹ ra thì chính là ông Thiền sư ngày nào!

 

Có người khách cắc cớ hỏi:

 

“Thế cô lái đò đâu rồi Thầy?”

 

Nhà Sư (?) trả lời:

 

“Cô ấy đi lấy chồng dzồi.”

 

“Mà cổ ấy lấy ai dzậy hà?”

 

“Thì cổ ấy lấy… tui… Chứ còn lấy ai!”

 

“Trời đất!”

 

*

 

Chuyện kể thêm (bonus):

 

Thiền gia” (thầy tu tại gia không mặc áo cà sa) tui đã từng đi qua chuyến đò của người đẹp trong chiệng này.  Khi đến bến, thì cô lái đò đòi tui phải trả “gấp 10” lần giá bình thường kìa!

 

Thiền gia tui hỏi cô lái đò vì cớ sao lại có vụ “gấp 10” lần giá thường?

 

Cô lái đò xinh đẹp trả lời:

 

“5 lần vì em có cử chỉ cám dỗ ông… mà không thành; rồi cộng thêm 5 lần nữa vì bạn bè em đã nói cho em biết rằng ‘người thầy tu thật… thường không mặc áo cà sa…’  Bi giờ em mới thấy thiệt đúng như dzị!”

 

Tuy đây chỉ là “fake news” (FYI – Thiền gia tui có “prostate issue!?) nhưng Thiền gia tui nghe thấy hợp ní cho nên dzui dzẻ trả tiền đò gấp 10 lần lựng…  Nhưng sau đó tránh không đi qua cái đò này nữa; vì lý do tài chánh (Thiền gia đang lãnh tiền già chỉ đủ xài…) chứ không phải vì Thiền gia không muốn thấy cố lái đò xinh đẹp !!!  Ai tai!  Life sucks Ugh !!!

 

*

 

Trần Văn Giang (ghi lại và viết thêm lời bàn và bonus)

 

Nguồn: https://cdhanqk.com/index.php/menu-phatphap-bskhoang/174-thia-n-s-va-ca-la-i-a

 

 

____________________     

Phụ bản Anh ngữ

 

A ZEN MONK AND A FERRYWOMAN

 

Translated into English by Nguyen Giac

 

One day a Zen monk had to cross a river. He went over a ferryboat which was rowed by a beautiful woman.

After the boat reached the other shore, the ferrywoman collected the normal fares from all passengers except the monk, who was asked to pay double.

The monk was surprised and asked why.

With a smile, the ferrywoman said, “Dear Venerable, because you gazed at me.”

Silently, the monk paid double the normal fare and stepped onto the river shore.

One day the monk had to cross the river again. This time the ferrywoman asked for triple the normal fare.

The monk was surprised and asked why.

With a smile, the ferrywoman said, “Dear Venerable, you gazed at my underwater reflection.”

Silently, the monk paid triple the normal fare and stepped onto the river shore.

One day the monk had to cross the river again. After boarding the ferryboat, the monk closed his eyes and sat in meditation.

This time the ferrywoman asked for five times the normal fare. The monk was surprised and asked why.

With a smile, the ferrywoman said, “Dear Venerable, you didn’t gaze at me, but you thought of me.”

Silently, the monk paid five times the normal fare.

One day the monk had to cross the river again. This time, the monk looked at her in the eyes.

After the ferryboat reached the shore, the monk smiled and asked how much the fare was.

The ferrywoman replied that the monk should pay nothing.

The monk asked why.

The ferrywoman smiled and said, “You looked at me, and cling not to any image. Thus, I carry you to the other shore for free.”

 

.

 

 

Thiền Sư và Cô Lái Đò – Trần Văn Giang (ghi lại và viết thêm lời bàn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *