Tuổi già

.

 

 

Lời giới thiệu:

 

Tự dưng tôi nghĩ ngợi về tuổi già khi thấy một người thân trong gia đình ở tuổi 88 chỉ trong vòng vài tháng nay quên (do Bệnh Lú Lẫn – Dementia!?) không còn nhớ hay nhận ra con ruột của mình là ai? Tên gì?  Tệ hơn nữa, Cụ không biết chính mình là ai? Không thể nhớ tên mình là gì để ký tên trên “check books” trả “bills”; và không biết phải uống thuốc (medications) là gì để chữa đủ các bệnh già?

 

Bài viết này cố gắng trình bày 2 chuyện:

  • Các vấn đề chung quanh tuổi già.
  • Sự quan trọng của tuổi già.

 

Trần Văn Giang

 

*

 

Tôi nhớ lại lúc còn học lớp 12 (đệ nhất) trung học ở Sài gòn trước năm 1975, lớp triết học đầu tiên có dạy về cách suy luận gọi là “Tam Đoạn Luận.”  Trong đó ông Thầy dạy Triết đã cho một thí dụ rất “oái oăm” qua 3 câu ngắn liên quan đến cách suy diễn về sự chết của con người và dùng ngay tên cúng cơm của đại triết gia cổ Hy lạp là Socrates:

 

“Mọi người đều phải chết

Socrates là người

Socrates phải chết…”

 

Đúng như ý nghĩa của “Tam Đoạn Luận” này!  Tuổi già (và sự chết) là chuyện tự nhiên không ai tránh khỏi.  Khi còn trẻ thì mọi người chúng ta sinh con; nuôi nấng cho lớn khôn, giúp đỡ con cái về  vật chất cũng như tinh thần từ lúc con sinh ra cho đến khi… mãn kiếp.  Nhưng con cái phần lớn không để ý (hay quên?! Mắc “Dementia” từ bé?) tới những cố gắng này của bố mẹ; kể cả khi con cái là những người rất thành công trên đường đời.  Người già đến khi kiệt sức là lúc cần sự giúp đỡ của con cái thì được con cái trả lời là: “Tui quá bận rộn với cuộc sống, không có thời giờ đâu mà v..v..

 

Mở đầu bài viết, để câu chuyện tuổi già và người già bớt nhàm chán vì có nhiều định luật về tuổi già mà quý vị cao niên đã biết quá rõ rồi, tôi xin kể hai câu chuyện để riêng các bạn trẻ, sồn sồn (chưa già) có dịp đọc và suy gẫm như sau.

                                                                                 

Câu chuyện thứ nhất:

 

Sau khi bố qua đời, người con trai quyết định đưa bà mẹ già vào Viện dưỡng lão với ý định sẽ thỉnh thoảng đến thăm bà cụ ở đây thôi chứ sự bận bịu của cuộc sống không còn cho phép anh ta sống và trông nom bà cụ.

 

Ngày kia, Viện dưỡng lão gọi điện thoại người con trai báo tin cho biết là sức khỏe bà cụ yếu lắm rồi, sợ khó qua khỏi, xin anh con trai đến gặp gấp.  Người con trai đến bên giường bệnh thấy mẹ già nằm im bất động, có lẽ đang thở những hơi cuối cùng của cuộc sống.

 

Người con trai ghé sát tai bà mẹ và nói:

 

-“Xin Mẹ cho con biết là con có thể làm gì trong lúc này không?”

 

Bà mẹ cố gắng thều thào:

 

-“Nhờ con yêu cầu Viện dưỡng lão gắn thêm vài cái quạt trần nữa; thay cái tủ lạnh đễ giữ thức ăn tốt hơn; cung cấp đầy đủ nước uống trong mùa hè và cho thêm thức ăn vào tủ lạnh.  Nhiều đêm đi ngủ mà bụng Mẹ còn đói…”

 

Thay vì trả lời bà mẹ già, anh con trai lấy làm lạ là mẹ mình chỉ còn sống vài giờ nữa mà sao lại có những yêu cầu thuộc loại “vớ vẩn” như vậy?  Anh ta mới hỏi tới:

 

-“Tai sao Mẹ lại yêu cầu những chuyện như vậy trong khi mẹ sẽ không còn cần nó nữa?”

 

Bà mẹ già lại thều thào nói:

 

-“Con yêu.  Lời mẹ đang yêu cầu này là cho chính con trong tương lai.  Mẹ có thể chịu nóng, chịu khát, chịu đói… nhưng mẹ đã nuôi con và mẹ biết là con không thể chịu đựng được những điều khó chịu như vậy ngay từ lúc con còn bé.  Đến hôm nay, con vẫn chưa gặp phải tình trạng bất mãn này trong đời sống; nhưng một ngày mai, khi con già như mẹ thì chưa biết được…”

 

Đứa con trai trưởng thành nghe mẹ già nói đã phải khóc òa lên:

 

-“Tại sao con có thể mẹ già, người từng chăm sóc, thương yêu con hơn tất cả những gì trên đời phải sống như vậy??”

 

 

Kết luận:  Xin bạn bỏ bớt thời giờ bận rộn để chăm sóc bố mẹ già.

 

 

Câu chuyện thứ hai:

 

Một cụ già 80 tuổi ngồi trong phòng khách cùng với đứa con trai 45 tuổi rất đạo mạo.  Bỗng nhiên có một con quạ bay đến đậu bên cửa sổ.

 

Ông bố già hỏi:

 

-“Con gì vậy con?”

 

Người con trai trả lời:

 

-“Thưa bố.  Đó là con Quạ.”

 

Sau một vài phút, người bố già hỏi lần thứ hai:

 

-“Con gì vậy con?”

 

-“Con vừa mới trả lời bố là con Quạ mà.”

 

Sau đó một chút, người bố lại hỏi con trai lần thứ ba:

 

-“Con gì vậy con?”

 

Lần này người con trai có vẻ không bằng lòng, trả lời gằn giọng là:

 

-“Con Quạ.  Con Quạ.”

 

Sau một lát nữa người bố già hỏi lần thứ tư:

 

-“Con gì vậy con?”

 

Lần này người con trai không thể dằn sự tức giận được nữa, quát to lên:

 

-“Tại sao bố cứ hỏi tới hỏi lui hoài vậy?  Con đã trả lời rồi: ‘ĐÓ LÀ CON QUẠ.’  Bố có hiểu tiếng Việt không?”

 

Một lúc sau, ông bố già đi vào phòng lấy một cuốn nhật ký đã phai màu mà ông còn giữ lại từ lúc người con trai mới sinh.  Mở vài trang đầu xong, tới một trang kế, ông nhờ người con trai đọc dùm như sau:

 

“Hôm nay, con trai của tôi đầy 3 tuổi.  Hai cha con ngồi trong phòng khách nhìn ra cửa sổ thì thấy có một con quạ đang đậu trên song cửa.  Con trai tôi hỏi tôi 23 lần ‘CON GÌ VẬY?’  Tôi trả lời con trai tôi đủ 23 lần ‘ĐÓ LÀ CON QUẠ.’  Tôi ôm con vào lòng mỗi lần nó hỏi tôi ‘CON GÌ VẬY?’ Tôi không hể cảm thấy phiền lòng về  sự ngây thơ của con…”

 

 

Kết luận: Đừng xem bố mẹ mình như là gánh nặng hay những sự bực bội…  Hãy nói chuyện với bố mẹ mình một cách khiêm nhường, hòa nhã và tử tế.  Bố mẹ đã sống và kiên nhẫn với con cái từ lúc còn bé.  Bố mẹ luôn luôn muốn con cái sống hạnh phúc.

 

Cuộc đời là một cuộc hành trình trải qua bốn gia đoạn:  Sơ sinh, thời thơ ấu, trưởng thành và tuổi già.  Tuổi già có thể được đánh dấu từ lúc bắt đầu về hưu (ở tuổi 65 hay 66?) tức là lúc đủ điều kiện lãnh tiền già hay tiền hưu trí; và cũng đủ điều kiện hưởng quy chế “Tiết kiệm dành cho người cao tuổi” (Senior Citizen Discount!)

 

Thực ra tuổi (con số) không có ý nghĩa gì bởi vì già hay trẻ còn tùy vào sự suy nghĩ của mỗi người.  Trong cuộc hành trình cuộc đời, lúc trẻ là lúc chúng ta sử dụng những tài nguyên mà trời ban cho từ sức khỏe, tiền bạc, kiến thức, sự sáng tạo… Đến khi về già là lúc phải chấp nhận và an hưởng.  Cố gắng giữ niềm tin và ước vọng đối với tháng ngày sống còn lại; tránh các hoàn cảnh dẫn tới sự cô lập hay cô đơn.  Hai thứ độc địa này sẽ cắt ngắn cái tuổi già sớm hơn.

 

Một ngày kia, tôi đến thăm một người bạn già sống “trơ thân cụ” mặc dù có 8 người con đều trưởng thành, thành tài, sống rải rác ở trên khắp nước Mỹ.  Ông bạn than phiền:

 

-“Anh còn nhớ căn nhà này trước đầy tiếng cười nói của đàn con của tôi 8 đứa.  Bây giờ tôi phải sống lui hui chỉ có một mình! Kể cũng tủi thật!”

 

Tôi an ủi:

 

-“Anh đừng có nản!  Anh không bao giờ sống một mình trong cô đơn cả.  Có Đấng Chí Tôn luôn luôn ở bên cạnh anh đấy! Lo gì?”

 

Không phải tuổi già luôn luôn là chuyện buồn, chuyện thất lợi.  Tuổi già cho chúng ta các cơ hội để ôn lại những cái sai, cái thất bại của quá khứ; giúp tìm cách hàn gắn lại những liên hệ tình cảm đã bị sứt mẻ, đổ vỡ với người thân trong gia đình cũng như bạn bè – Nhớ lại những lúc mình làm người khác buồn và lúc người khác làm mình buồn.

 

Nên biết, người già thường có 3 cái lo sợ: 

 

  • Chết.
  • Bị bỏ quên.
  • Trở thành gánh nặng cho người khác.

 

Tôi xin đề nghị cách để người già có thể tránh được các nỗi sợ này như sau:

 

Thứ nhất, người có đức tin tôn giáo không sợ chết.  Chết chỉ là một “sự thay đổi” chứ không phải là “hết/ hay chấm dứt.”  Con người có phần xác và phần hồn.  Chỉ có phần xác chết; còn phần hồn sẽ trở về Nước Chúa Vĩnh Cửu hay Vãng Sanh Tịnh độ…  Thánh Therese of Lisieux có nói: “Sự chết là con đường thật đẹp dẫn đến thiên đàng.” (Death is the magnificent gateway to Paradise).

 

Thứ hai, Không làm gì phải sợ bị bỏ quên; ngoại trừ người già tự ý nhất định muốn bị bỏ quên thì tôi đành chịu!  Bởi vì người già có nhiều thời giờ, thành ra có rất nhiều người, nhiều tổ chức cần sự đóng góp công sức của họ.  Ở ngoài xã hội thì có các hội thiện nguyện, “Soup Kitchens,” các mục vụ của nhà thờ; các việc công quả ở chùa, đền thờ v..v.. Ở trong phạm vi gia đình (ở nhà) thì các con các cháu luôn luôn cần sự giúp đỡ của ông bà để giữ nhà, chăm sóc đưa đón con trẻ còn nhỏ,  trong lúc phải con cháu phải đi làm kiếm sống trong hoàn cảnh chật vật mà không đủ phương tiện tài chính để thuê người chăm sóc hay đem gởi con nhỏ ở các nhà trẻ tốn kém.

 

Thứ ba, lúc còn trẻ phải sống cần kiệm không hoang phí để khi về già có thể tự sống với “tiền  để dành” (saving) cũng như trợ cấp hưu trí giới hạn của chính mình.  Có thể dùng tiền tiết kiệm của mình để sống trong cơ sở khang trang, không cần phải tráng lệ, dành riêng cho người cao niên có khả năng tài chánh tối thiểu.  Con cháu nếu có muốn giúp thêm thì rất quý; nhưng nếu đã có dự tính từ trước là cố sống “độc lập, tự lo hạnh phúc” thì dầu sao cũng khó có thể trở thành gánh nặng của người khác, kể cả con cháu.

 

Vài lời thô thiển.

 

 

Trần Văn Giang

Orange, ngày 4 tháng 1 năm 2019.

 

*

_________

Phụ bản

 

Here is an English Verion – translated by Trần Văn Giang –  Especially for Vietnamese who, for some reasons, are not able to read “Chữ Quốc Ngữ” (?)

 

Old Age

.

 

The Introduction:

 

All of a sudden, I thought of my old age when I saw a family member at 89 years old who now, due to Dementia issue, no longer remembers or recognizes who are her biological children; what are their names; Worse still, she doesn’t know who she is? She can’t remember her name to sign on “checkbooks” to pay “bills”; and of course, she doesn’t know what medications to take for all the current illnesses…

 

This article attempts to present two matters:

 

  • Problems around old age.
  • The importance of old age.

 

Tran Van Giang

 

*

 

I recall when I was a 12th grader in high school (in Saigon before 1975), in the first philosophy class, my teacher taught me how to reason with the sample of the so-called “Rationale in three sentences.” In which the teacher coincidentally gave an example through 3 short sentences related to the interpretation of human through life and death with the use of the great Greek philosopher Socrates:

 

“Everyone must die.

Socrates is human

Socrates must die too!…”

 

How true! Old age and death are a natural course that everyone’s life must lead. When we are young, we have children; bring them up physically and mentally from the time you are born.  However, most children don’t pay attention (and inadvertently forget – due to their “early Dementia”) To these parents’ efforts, even when the children are to be very successful people in their life later. When their old folks who are extremely exhausted and desperately needed help from them, the answers will be: “I’m too busy with life, I don’t have time, etc.”

 

To make the story of old age and old people less boring because there are so many laws about old age that people already knew so well, I would like to tell two real-life stories to the young and the middle-aged (not too old!) so that they may have the opportunity to read, ponder, and act as follows…

 

 

The first story

 

After the death of the father, the son, the only child of the family, decided to send the elderly mother to the Nursing Home to visit the old lady there from time to time for his daily business does not allow him to live and look after her at home.

 

The other day, the nursing home called this son to inform him that the old woman’s health was very critical; they were afraid that she could hardly make it, and they asked her son to see her as soon as possible. The son came to her sickbed and saw his old mother lying motionless, probably breathing her last breath of life.

 

The son then got closed to the mother’s ear and said:

 

“Please tell me what I can do at the moment?”

 

The mother made monumental efforts and tried to whisper:

 

“Please ask the Nursing Home staff to install some more ceiling fans, replace the fridge to keep food in better condition, provide enough drinking water during the summertime and add more foods to the fridge.  For many nights I had to go to bed hungry…”

 

Instead of answering his old mother, the son was totally surprised and wondered why in the world that his mother had only a few hours to live, but came up with that such “silly” requests? He asked:

 

“Mom. Why do you ask for such things when you will no longer need them?”

 

The old mother weakly answered:

 

“Darling. These requests are for your future, not for me. I can tolerate heat, thirst, and hunger… but as I have raised you, and I know you cannot bear such unpleasant things during your young life. Up to this day, you have not encountered this discontent; and so you feel all right; but tomorrow, when you are as old as I am, I don’t know yet.”

 

The grown-up son heard the old mother’s words, and he had to burst into tears:

 

“Why can’t I take care of my old mother, who, more than anything, took care of me and gave me so much love in my life?”

 

Conclusion: Please take the time to take care of your elderly parents NOW.  Do not wait.

 

 

The second story

 

When an 80-year-old man sitting in the living room with his 45-year-old, a black raven suddenly flew by and sat outside the window.

 

The old man asked his son:

 

“What is it?”

 

The son answered:

 

“Father. That’s a raven. ”

 

After a few minutes, the old man asked a second time:

 

“What is it?”

 

“I just answered that it is a raven.”

 

After a while, the father asked his son a third time:

 

“What is it?”

 

This time the son seemed agitated, harshly answered:

 

“Raven. Raven.”

 

After a while, the old father asked for the fourth time:

 

“What is it?”

 

This time the son could not contain the anger anymore, shout:

 

“Oh, my God!  Why do you keep asking me back and forth? I did answer clearly ‘That is a raven.  A raven!’ Don’t you understand English at all? “

 

 

After a short pause, the old man clumsily walked into his room and pulled out a faded diary that he had kept since the birth of his son. Bringing it to the living room, opening the first few pages, stopping at one page, then he asked his son to read the paragraph loudly.  It says:

 

“My son is three years old today. We, father and son, are sitting in the living room, looking out the window, and seeing a raven parked on the window frame. My son asked me 23 times ‘What is that’ I answered my son 23 times ‘That’s  a raven.’ I have not been bothered by my son’s repeating because of his innocence.”

 

Conclusion: Don’t treat your parents as burdens or sources of frustrations.  Talk to your parents humbly, graciously, and kindly. Parents have lived and been patient with their children since childhood. Parents always want their children to live happily.

 

Life is a journey that includes four basic stages:

 

  • Newborn,
  • Early childhood,
  • Adulthood,
  • Old age.

 

Old age could be marked from the beginning of retirement (at age 65 or 66? – i.e., when people are eligible for retirement; and be eligible for the “Senior Citizen Discount!”)

 

As a matter of fact,  age is only a number because feeling old or young depends on the thinking of each person. In the journey of life, when we are young and healthy, we use the resources given by God to create wealth, knowledge, creativity. When we are old, it is time to accept and enjoy it. Try to keep your faith and gratefulness for the rest of your days; avoid situations that lead to isolation or loneliness — these tricky matters will cut short the old age sooner.

 

One day, I visited an old friend who lived by himself even though his eight children, who were all grown up, successful, lived in several different states throughout the United States. He complained to me:

 

“Do you remember this house?  It used to be full of laughter from my eight children. Now I have to live alone! It was a pity, though! ”

 

I comforted my old friend:

 

“Don’t be discouraged! You have never lived alone in solitude. There is a Divine One who is always by your side, my friend! No worries! “

 

 

On the other side of the coin, not all “old age” comes with a sad or bad story. Old age allows us to review the wrongs and failures of the past; help us find ways to heal sad emotional and broken relationships with family members and friends; if we recall the times we made other people sad, and other times they made you sad.

 

Nonetheless, the elderly often encountered three fears:

 

  • Will Die soon.
  • Be forgotten.
  • Become a burden to others.

 

May I suggest a few ways for the elderly to overcome these fears as follows:

 

Firstly – The believers are not afraid to die. Death is only “a transform/change” and not “an end.” People have physical and spiritual parts.  After death, the soul will return to the Eternal heaven.  St. Therese of Lisieux once said “Death is the magnificent gateway to Paradise.”

 

Secondly – Never have fear being forgotten; Unless you want to be that way!  I can’t help you with this mentality!  The elderly have so much time on their hands.  Out there, there are so many people, many organizations that need your contributions. Outside the family circle, there are always volunteer groups, “Soup Kitchens,” church ministries, works in pagodas, temples, etc. In the family (at home), the children and grandchildren always need the help of grandparents to take care of the housekeeping, transport the children while their children and grandchildren have to work for a living in a difficult situation without sufficient financial means to hire caregivers or to send children in costly kindergartens.

 

Thirdly – At a young age, you need to live thrifty without extravagant spending so that you can live comfortably with on your own “saving” as well as with limited retirement pension. You manage to live in a moderate space reserved for seniors with minimum financial capability. If your children want to help you a little, that is great; however, try to live “independently” then it is hard to become a burden to others.

 

 

These are my humble words!!!

 

 

Trần Văn Giang

Orange, ngày 4 tháng 1 năm 2019.

*

 

Mời đọc thêm một bài Thơ về tuổi già:

 

 

Tuổi già

Lâu nay cứ tưởng mình già
Bây giờ mới biết quả là y chang
Suốt ngày nói chuyện thuốc thang
Gặp nhau lại kể cả tràng chuyện xưa
“Tivi” dỗ giấc ngủ trưa
Sức khoẻ lại giảm, mắt mờ, da nhăn
Đọc chữ phóng đại mấy trăm
Lại còn đãng trí, tần ngần, hay quên
Cả ngày mỏi mắt đi tìm
Hết tìm khoá cửa lại tìm khoá xe
Nhiều hôm thăm viếng bạn bè
Được dăm ba phút nằm phè ngủ ngon
Tóc bạc chen chúc tóc non
Không dám nhổ nữa sợ còn bình vôi
Kiến thức mới nuốt chẳng trôi
Bước ra khỏi cửa trùm người áo len
Ra đường chẳng ai gọi tên
Cứ gọi Chú, Bác có phiền hay không?
Khi lên xe buýt dẫu đông
Dăm người nhường chỗ “Mời ông cứ ngồi”
Lại hay nhạy cảm, tủi đời
Thích được săn sóc hơn thời ngày xưa
Thấy tình nhân trẻ vui đùa
Mà lòng chua xót phận vừa cuối thu
Xuốt ngày trung tiện lu bù
Cơm thì phải nhão, phở cho thật mềm
Thích nghe tiếng hỏi, lời khen
“Lúc này thon thả, trẻ hơn dạo nào!”
Thức ăn cứ lấy ào ào
Ăn thì chẳng nổi mà sao cứ thèm
Ngủ trưa giấc cứ dài thêm
Đứng, ngồi, “chuyện ấy” ngày thêm chậm rì
Đánh răng, tìm thuốc loại gì
Để răng được trắng không thì khó coi
Cà phê chỉ hớp một hơi
Đêm về trắng mắt nhìn trời đếm sao
Gặp người cùng tuổi như nhau
Thường hay hỏi: “Bác thế nào? Khoẻ không?”
“Cell Phone” thì khổ vô ngần
Lúng ta lúng túng thường không trả lời
Để chuông reo mãi một hồi
Mở ra thì đã chậm rồi còn đâu?
Bệnh tật nó đến từ đâu
Cao mỡ, cao máu lâu lâu… tiểu đường
Tránh né việc nặng là thường
Việc nhẹ thì cũng đau xương, mệt nhoài
Đi chơi càng khổ gấp hai
Đi đâu cũng ngại đường dài lái xe
Giữ thân cho khỏi tròn xoe
Vòng hai sao cứ bè bè phình to
Thang lầu càng nghĩ càng lo
Chỉ sợ trượt ngã khổ cho thân này
Ngủ thì chẳng ngủ được say
Bốn năm giờ sáng dậy ngay tức thì
Sinh nhật, sinh nhiếc làm gì
Cái chuyện lẻ tẻ ấy thì nên quên
Vẫn hay nhìn kiếng thường xuyên
Xem chân dung đã trở nên thế nào
Buồn tình đếm thử xem sao
Bao nhiêu triệu chứng ấy bao nhiêu già!


Khuyết danh

.

Tuổi già – Trần văn Giang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *