Tố Hữu, vai kép nịnh trong tuồng chèo!
.
Nhà thơ To Hell (Hình: Cadn.com.vn)
Lời giới thiệu:
Con người và thơ của Tố Hữu đã phản ảnh chế độ XHCN Việt Nam: bịp bợm, trơ trẽn, thối hoắc, đội trên, đạp dưới có 102 (một không hai) trên hành tinh này.
(Mời quý vị đọc thêm “thơ” của nhà thơ “To Hell” ở phần dưới bài chủ).
TVG
*
Có hai lý do để cho Việt Nam ngày nay là một đất nước có nhiều tượng đài và nhà lưu niệm nhiều nhất trên trái đất này, thứ nhất là để lưu lại những vết tích của những người Cộng sản, sợ rồi một ngày kia sẽ mai một, hai là chủ trương “có làm có ăn” của viên chức đảng ngày nay.
Như dư luận đã từng kêu ca về tượng đài Hồ chí Minh ở Sơn La, hay khu lăng mộ cho cán bộ cao cấp Cộng sản, tất cả đều không dưới 1.4 nghìn tỉ (600$ triệu), trong khi đất nước còn nghèo, nợ công cao, trường học và bệnh viện còn nhếch nhác. Bây giờ Việt Nam lại bỏ ra 25 tỉ đồng (khoảng $8.3 triệu) để xây một nhà lưu niệm cho Tố Hữu quả là một điều phí phạm, không “khốn nạn thì cũng thần kinh!” (*)
Chúng ta nên nhớ rằng hiện nay Tố Hữu đã có một nhà lưu niệm tại Hà Nội, khánh thành năm 2009, vì sao Thừa Thiên lại khùng điên dựng thêm một nhà tưởng niệm nữa?
Nhưng trước hết Tố Hữu là ai?
Tư Lành Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920 gốc ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế. Người ta xem Tố Hữu như một nhà thơ tiêu biểu cho Cộng Sản Việt Nam, và tự cổ chí kim chưa có ai nhờ thơ mà “ăn nên làm ra” như Tố Hữu. Ông đã từng là Ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN, phó thủ tướng.
Trong nước hô hào cho rằng việc xây dựng nhà lưu niệm Tố Hữu là một việc làm “mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với sự nghiệp cao quý của nhà thơ!” Sự nghiệp cao quý đó là gì? Nhà văn Nguyễn Trọng Khang trong nước đã ca tụng rằng:
“Thứ khiến hậu thế nhớ về họ, làm hậu thế mê say cả khi người viết nó không còn trên thế giới này nữa, đấy chính là những tác phẩm. Chỉ cần tác phẩm sống thì nhà văn còn sống, dẫu nơi lưu trữ những tác phẩm ấy có trong một cung điện, một viện bảo tàng hay chỉ trong căn nhà nhỏ trên một ngọn đồi hoang vu đi nữa.”
Thật sự là những bài thơ của Tố Hữu còn sống không? Hình tượng Staline, Lenin đã bị chôn vùi bên kia trời Âu. Ở Trung Cộng người ta công nhận Mao Trạch Động đã mắc phải lỗi lầm khi cầm quyền và đã làm nhiều tội ác trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Hồ Chí Minh đã phơi bày nhiều tội ác và các bản chất xấu xa, phàm tục và dối trá của y. Những bài thơ tanh mùi máu của một thời chém giết, đấu tố, của Tố Hữu ngày nay không còn ai muốn nhớ nữa! Những tác phẩm ấy thực sự đã chết, thì nhà thơ này cũng đã chết theo. Người ta thường nói Tố Hữu là người học trò thân cận của Hồ Chí Minh, và là người làm thơ ca tụng Hồ Chí Minh nhiều nhất. Trong thế giới Cộng Sản, những người viết văn, làm thơ này được gọi là “văn công,” “văn nô” không còn chút liêm sỉ. Ca tụng làm cho chính người được ca tụng, cũng phải lấy làm ngượng.
Thợ nịnh, trên đời này, khó có ai qua mặt Tố Hữu. Trong thơ Tố Hữu, trên thân thể “bác Hồ” từ sợi tóc trên đầu cho đến ruột gan, đôi dép râu đi dưới chân “bác” đều là những thứ thơm tho, siêu phàm.
Tóc:
“Bác về tóc có bạc thêm
Năm canh, bốn biển có đêm nghĩ nhiều.”
Mắt:
“Đôi mắt Bác hiện lên cười phấn khởi
Ta lớn cao lên bay bỗng diệu kỳ.”
“Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.”
Tay và Trán:
“Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vừng trán ngời đôi mắt.”
“Trán mênh mông thanh thản nụ cười…”
Bàn tay:
“Bàn tay con nắm tay Cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.”
Máy đánh chữ – Chiếc gậy:
“Máy chữ thôi reo nhớ ngón đàn
Thong dong chiếc gậy gác bên bàn.”
Đôi dép râu:
“Còn đôi dép cũ mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian!”
Áo:
“Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị.”
Cho đến thanh gỗ trong nhà sàn, chiếc chiếu, cái tủ cũng là đề tài cho Tố Hữu:
“Nhà gác đơn sơ một góc vườn.
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn.
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối.
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.”
Cả con cá trong ao:
“Cá ơi! Em có biết không.
Trọn đời Bác nặng một lòng vì dân!”
May mà Bác không thích nuôi chó!
Đó là xu nịnh trong thơ. Còn ngoài đời Tố Hữu là tay nịnh hót có hạng.
Sách chép, trong một buổi hội, Hồ Chí Minh yêu cầu Tố Hữu ngâm một bài thơ tặng hội nghị. Tố Hữu khôn khéo nói rằng:
– “Thưa Bác, thưa các đồng chí. Bác chỉ thị cho tôi đọc một bài thơ với các đồng chí, nhưng mà tôi nghĩ chúng ta vừa được nghe bài thơ hay nhất, những lời nói rất là ấm áp của Bác với tất cả chúng ta hôm nay. Vì thế nên bất cứ câu thơ nào có vần có nhạc cũng đều vô duyên trong lúc này!”
Trong một lần khác, Hồ Chí Minh nói với Tố Hữu:
– “Chú không được sùng bái cá nhân.”
Tố Hữu:
– “Dạ, chỉ sợ sùng bái không đúng thôi, nhưng mà sự sùng bái của chúng ta là lòng kính yêu vô hạn của tất cả chúng ta đối với Bác là hoàn toàn chính đáng!”
Những lời lẽ tâng bốc này được các cán bộ cao cấp đứng chung quanh nham nhở vỗ tay hoan hô nhiệt liệt y như lúc Hồ Chí Minh sàm sỡ ôm nữ diễn viên Trà Giang trước mặt “triều đình” vậy.
Không phải Tố Hữu chỉ nịnh Hồ Chí Minh mà là tên nịnh quốc tế, ca ngợi các lãnh tụ phong trào Cộng Sản thế giới như Liên Xô của Stalin:
Yêu biết mấy nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!
Trung Cộng của Mao Trạch Đông:
Chào Trung Quốc, giang sơn hùng vĩ,
Quê Hồng quân vạn lý trường chinh!
Hôn các anh xưa, những người chiến sĩ.
Đầu đỏ ngôi sao, không sợ thác ghềnh.
Cuba của Fidel Castro:
Lởn vởn ngoài khơi những bóng ma.
Hai con tàu Mỹ ngó dòm ta.
Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!
Chẳng thấy Cu-ba đứng đấy à?
và cả Ba Lan:
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan.
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng.
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn!
Vì nhu cầu của đảng, Tố Hữu kể lại, khi làm bài thơ “Bà má Hậu Giang” năm 1941 và bài “Lá thư Bến Tre” năm 1962, ông chưa từng đặt chân đến Nam Bộ, chưa hề biết đất Bến Tre. “Nghĩ đến phong trào đấu tranh trong đó, muốn góp một tiếng nói đồng cảm mà thôi… Lúc bấy giờ cứ nghĩ Bến Tre chắc phải rất nhiều tre, không ngờ sau này đất nước thống nhất, vô mới hay ở đó chỉ có dừa!”
Nhà thơ Xô Viết Mayakovsky có trường ca “Lê Nin” nổi tiếng viết về vị lãnh tụ Cộng Sản, thì Tố Hữu có trường ca “Theo chân Bác” được viết năm 1970. Trong khi đánh giá về vai trò lớn lao của nhà thơ Mayakovsky, Stalin đã từng nói:
– “Mayakovsky là nhà thơ ưu tú nhất của chủ nghĩa xã hội!”
Nhưng Hồ Chí Minh, dù được tâng bốc lên mây xanh, chưa bao giờ khen thơ Tố Hữu! (Nguyên Hạnh) Chính Tố Hữu cũng công nhận điều này. Trong tập phê bình tiểu luận “Chân dung và đối thoại,” nhà thơ Trần Đăng Khoa nói rằng Tố Hữu đã thừa nhận:
“Bác chưa bao giờ khen thơ tôi.”
Điều này như có vẻ hơi lạ!
Qua nhận định của Trần Đăng Khoa thì:
“Tố Hữu thường tự hào cho mình là người giác ngộ sớm, giác ngộ sâu sắc lý tưởng cách mạng và có nhãn quan chính trị tốt. Tệ hơn, ông tin rằng người lãnh đạo cộng sản nào cũng vĩ đại. Sai lầm lớn nhất của ông là lớn tiếng khen Stalin và Mao. Trong khi đó, Hồ Chí Minh có vẻ không hề đánh giá cao Mao và Stalin, chưa từng nhắc đến tên hai vị này trong bất cứ bài nói hay bài viết nào.”
Trong bài “Sáng tháng Năm,” Tố Hữu ca ngợi Hồ Chí Minh nhưng kết thúc ông làm một câu làm Hồ Chí Minh phật lòng:
“Việt Nam có Bác Hồ. Thế giới có Stalin. Việt Nam phải tự do. Thế giới phải hòa bình!”
Hồ Chí Minh luôn là người cao ngạo, tự cho mình là anh hùng, đâu muốn đứng sau Stalin!
Không phải làm thơ ca tụng máu, Tố Hữu, trong thời gian làm ủy viên Trung Ương Đảng Lao động Việt Nam, cầm đầu công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền được coi là đao phủ thủ không nương tay, mang món nợ máu với nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm.
Y đã lên án:
“Lật bộ áo ‘Nhân Văn – Giai Phẩm’ thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm.”
“Nhóm ‘Nhân Văn – Giai Phẩm’ phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, chúng đòi ‘trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ,’ thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng.” Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ!”
Phan Khôi, Trần Duy, Thụy An, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt… đã bị mạt sát, trù dập đến chết hay thân tàn, ma dại… ngày nay chưa bao giờ được phục hồi danh dự, Cộng Sản lại muốn vinh danh Tố Hữu, dựng lên cái xác chết thối tha, bị dân tộc nguyền rủa, để làm gì?
Sau này khi làm Phó Thủ Tướng đặc trách kinh tế, Tố Hữu đã có một “sáng kiến để đời” là phát hành tờ giấy bạc $30.00. Dư luận cho rằng một ông Phó Thủ Tướng mà chưa biết hệ thập phân (hệ đếm cơ số 10) là hệ đếm dùng số 10 làm cơ số.
Tố Hữu thể hiện khuôn mặt của vai kép nịnh trong gánh tuồng chèo, với hình dung của một kẻ tiểu nhân, chuyên luồn cúi (tâng bốc nịnh bợ lãnh tụ) để thăng tiến và dèm pha người trung trực (vụ nhân văn giai phẩm).
Xác chết như thế tưởng đã được chôn sâu dưới ba thước đất, nay lại được chế độ này dựng lại thây ma, tổ chức đình đám, kèn trống giữa thái độ lạnh nhạt, coi khinh của quần chúng! Đó là những chuyện không lạ vẫn thường xảy ra trong chế độ Cộng Sản!
(*) Chữ dùng của GS. Ngô Bảo Châu
Huy Phương
Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-little-saigon/to-huu-vai-kep-ninh-trong-tuong-cheo/
Bài đọc thêm:
Thơ Tố Hữu
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã…làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời còn không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười!
(Đời đời nhớ Ông)
Lịch sử vốn công bằng, vay gì phải trả nấy, Tố Hữu đã vay quá nhiều vinh hoa phú quý ở đời từ sự bất hạnh khốn khổ ngoi ngóp của đồng nghiệp nên thơ đã kịp chết ngay khi nhà thơ còn lù lù sống. Oái oăm thay, chính nhân dân đã dùng những vần thơ nhái, thay cuốc, xẻng gậy gộc để đập chết và đào huyệt chôn thơ Tố Hữu, trả thù việc Tố đã dùng gậy của Đảng để đánh anh em trước đó. Ví dụ bài “Bầm ơi,” nhân dân truyền miệng:
Bầm ơi có rét không bầm
Ô tô con lái, gà hầm con xơi
Con thương bầm lắm bầm ơi
70, bầm vẫn phải ngồi nhá khoai.
– Hay “Bài thơ ca ngợi Đảng“:
50 tuổi Đảng và thơ
Từ ấy thơ đui đến tận giờ
Tóc mặn muối tiêu thơ nước ốc,
Thương con tằm bệnh nhện nhường tơ.
Thuyền rò vượt sóng thuyền ngoi ngóp
Mộng lớn thăng quan hết ngóng chờ
Mới nửa đường quan, cầu đã gãy
áo quan* muốn mặc, chớ đòi thơ!
– Bài “Một tiếng đờn“:
… Danh lợi đua chen được mấy ngày
Phù vân một thoáng gió xua bay
Thủy chung không dễ đâu bè bạn
Êm ấm hồn sao được phút giây.
Đúng vậy còn gì đau khổ hơn
Đời chuyên khi dạy nỗi oán hờn
Còn đây một chút trong cỏ lạnh
Mới thấm nhân văn một tiếng đờn.
Trong 100 chân dung các nhà thơ, Xuân Sách cũng dùng bút thần để họa chân dung Tố Hữu:
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta.
– Và:
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường hoa ở đây.
Hai khổ thơ của Xuân Sách đã sớm đi vào lòng người Việt Nam vì vừa là tên các tập thơ của Tố Hữu, vừa ám chỉ chất lượng thơ ca – được ở biệt thự rộng rãi, bề thế 1,500 mét vuông mà nhạt như nước ốc, ngược hoàn toàn với cảnh khốn cùng của các nhà thơ Việt Nam lúc ấy, cũng là chứi khéo hắn vì những vần thơ hiếu chiến, hiếu sát, quá coi rẻ mạng người …Trong khi ông bà dạy: “máu đổ một giây, di họa một đời,” thì Tố Hữu vung bút ca ngợi sự đổ máu: Cứ xốc tới, cứ chảy máu, cứ rơi đầu Mỗi xác thây sẽ là một nhịp cầu Cho ta bước tới chân trời khát vọng.
Lớp hậu sinh còn ngồi trên ghế nhà trường khi bắt buộc phải phát biểu về thơ Tố Hữu, không dám nói một cách mạnh bạo nhưng dám nhận định không còn phù hợp với thời đại nữa .Ví như “Bài ca mùa xuân 1968,” Tố Hữu viết đầy ngô ngọng, máy móc:
Mà nói vậy trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ …
– Bị nhại thành:
Tháng lương anh chia ba phần to nhỏ,
Anh giành riêng trả nợ phần nhiều
Phần cho em và phần để anh tiêu
Em xấn sổ thế cũng đòi sòng phẳng
Rồi hai đứa tay bo, hai thằng lỏng chỏng…
Còi xe cấp cứu “ủ” váng đường.
Khổ thơ đầu của bài Từ ấy, sau hàng chục lần chứng kiến cảnh lũ lụt của đồng bào, trái ngược hoàn toàn với tâm hồn hoa lá, chim muông của Tố Hữu, cả dân tộc phải ngậm ngùi thốt lên:
Từ ấy nước tôi tràn lũ lụt
Màn trời, chiếu nước, khắp muôn nơi
Làng tôi là một đồi hoang hoá
Hết sạch hương và bặt tiếng chim ca…
Cả bài thơ bốn khổ được các bậc tiên chỉ trong làng thơ, mỗi người góp một ý, sửa một câu, thành một bài toàn bích, nội dung ngược hẳn với bản sáng tác cũ:
Từ ấy trong tôi bừng chính trị
Một trời mưu kế cháy trong tim
Hồn tôi là một hầm giam giữ
Máu người dân và xác các nhà văn
Tôi đã là cha của mọi thằng
Là anh của một lũ háo danh
Là em của bọn người cơ hội
Không lương tâm, lừa dối mị dân
Tôi quyết trèo lên cổ giống nòi
Văn nhân giai phẩm đánh không thôi
Từ:Đang, Cao,Thăng, tới Cầm, Tuân, Bão…*
Kìm kẹp tang thương trọn kiếp người
Tôi buộc người dân sống đoạ đày
Để tiền trượt giá, có như không
Để người dân sống trong cùng khổ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
Ngày truyền hình phát bộ phim Bao công của Trung Quốc, trí tuệ dân gian lại được thể phát lộ và lưu truyền trong quần chúng bài Tố hữu ca nổi tiếng, dựa theo nhạc phim Bao Công xử án:
Cụ Tố Hữu bước chân ra đường
Xe đạp kia bỗng dưng lao vào
óc với tim dính liền cùng thịt da…
Hồn Tố Hữu đã vô quan tài
Bao người theo tiễn đưa lên đài…
Ai cũng khen thơ cụ: thật là hay …
Thịt với da tim óc dính liền
(Bao đời nay có ai như vầy )
Ôi quái thai thời đại, thật là siêu…
Khi ấy Tố Hữu vẫn sống nhăn, kiên quyết không nghe theo lời khuyên của tướng Trần Độ là xin lỗi anh em văn nhân giai phẩm đã bị hàm oan bao năm trước đó, dù biết hổ chết để da, người ta chết để tiếng. Ngày Tố Hữu chết, so sánh với cái chết của lão tướng Trần Độ, cựu chiến binh Hoàng Giáp viết:
Người đời vẫn gọi ông
Là tướng công Trần Độ
Người đời lại gọi hắn
Là cho – thêm sắc vào
Lễ tang ông không mời
Dân vẫn ào ạt tới
Lễ tang hắn cử người
Mà vắng ngơ vắng ngắt
Tài liệu ông, chúng bắt
Dân phát tận mây xanh
Tài liệu hắn, chúng đọc
Dân sửa lại chức danh …
Cay đắng nhất là bài thơ cuối cùng Tố Hữu gửi lại cho đời, bị cánh nhà thơ, nhà báo sửa lại bằng cách thêm một dấu sắc vào hai chữ cho ở câu cuối rồi rỉ tai nhau lan khắp hội, ngoài phường:
Xin gửi bạn đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro,
Thơ gởi cuộc đời, tro bón đất
Sống là CHO và chết cũng là CHO (!)
Quả là chẳng còn gì để nói về con người – sống như chết, anh hèn đốn mạt này, xác đáng bằng câu thơ đã được thêm dấu sắc trên hai chữ “CHO.” Hy vọng họ nhà Khuyển không lấy làm chạnh lòng về điều ấy…
Góc thành Nam
2004, Hà Nội