Gởi hai chú Lưu, Kha về ca khúc “Con đường xưa em đi”
.
Thật tình mà nói, tui không quen mà cũng chẳng biết hai người. Tuổi tui cũng gần gần các người, lại chẳng có chút nể trọng nào nên gọi mấy người là các chú cho dễ xưng hô hê..hê… Không biết ngoài ấy thế nào, chứ trong miền Nam này, hai chú chẳng có số má gì, chỉ thuộc loại vô danh, tiểu tốt. Chẳng ai biết mặt, biết tên.
.
Tui biết chú Lưu một lần khi chú viết bài chửi nhạc sĩ Phạm Duy, hồi đó tui cho chú hèn và dốt, sau đó công ty Phương Nam viết một bài quá xá đã. Tui thấy thế cũng là một bài học cho chú. Bởi người xưa nói: “Không biết thì dựa cột mà nghe.” Chú dốt, nói năng tầm xàm, bị người ta chỉnh cho, chắc chú cũng sáng mắt ra mà tìm cột mà dựa. Làm nghề nhà báo, lại mang danh phê bình, cái tối thiểu cần có là kiến thức, chú Lưu ạ. Thế mà cái này lại là lỗ hổng lớn của chú, tiếc thật!!!!
.
Ai dè, mấy hôm nay chú lại xuất hiện, vung vít hơn, dao to búa lớn hơn, nói như tuyên ngôn về vụ năm bài hát của miền Nam trước 75 bị cấm. Nhưng cũng như lần trước, chú càng nói càng ngu, bài học cũ chú không chịu thuộc, lại lập lại lỗi xưa, lỗi của con ếch ngồi đáy giếng luận chuyện thế gian.
.
Đầu tiên chú gay gắt:
.
“Nên cấm việc phổ biến những ca khúc viết về lính Cộng hòa, tôi thấy nhiều ca khúc rất có vấn đề về tư tưởng.”
.
Tư tưởng gì, chú nói nghe coi.
.
Chú bảo rằng:
.
” ‘Con đường xưa anh đi’ là con đường nào?”
.
Nếu bắt bẻ thì ngay mở đầu chú đã sửa ca từ của người ta rồi. Nguyên văn của nó là: “Con đường xưa em đi.” Chú gán chữ “em” thành chữ “anh” để chú lôi anh chàng lính Cộng hoà vào để chú kết án:
.
“Khi chúng ta ca ngợi những bước chân người lính, đó phải là những bước chân của người đi bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, chứ không phải của những người dại dột đi theo kẻ thù, chống lại quyền lợi của dân tộc.”
.
He…he… Chú lên gân cốt hơi quá rồi, hay là tại chú ngu không hiểu nội dung bài hát, hoặc chú giả vờ ngu để lái ý bài hát đi theo hướng của mình. Bởi thật ra đây là bài nhạc tình, một anh chàng yêu một cô nàng, gợi lại kỷ niệm trên con đường xưa. Có cái tư tưởng con mẹ đĩ gì ở đây. Chú là chuyên gia tào lao, cũng như trước đây chú lên án bài “Mùa thu chết” của Phạm Duy là nói về “Cách mạng mùa thu đã chết” vậy. Ngu một lần chưa tởn sao chú, đó là bài thơ của “Guillaume Apollinaire” ở tận bên Tây, dính líu chi tới “Cách mạng mùa thu.” Bây giờ, bài nhạc nói đến con đường xưa của một mối tình, chú lại nhảy vô hỏi là con đường nào? Nghe lãng xẹt, ý chú nói con đường chánh nghĩa, phi nghĩa, hay con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ gì? Thế là trật đường rầy lúc tàu vừa lăn bánh rồi.
.
Chú đọc lại cho kỹ lời bài hát đi nhé:
.
“Con đường xưa em đi,
Vàng lên mái tóc thề,
Ngõ hồn dâng tái tê
Anh làm thơ vu quy,
Khách qua đường lắng nghe
Chuyện tình ta đã ghi
Những mùa trăng vu quy,
Vì mưa gió không về
Chiến trường anh bước đi
Có nàng hoen đôi mi,
Ngóng theo đường vắng hoe…
Hỏi còn ai cố tri
Em ơi! nhìn gió lên khơi,
Lòng có trông vời một người xa cuối trời?
Nơi đây phiên gác canh dài,
E ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài
Em ơi! màu áo phong sương,
Mình ước huy hoàng
được bàn tay chính nàng
Dâng hoa, dâng hết ân tình
Tình đến bao giờ
Hỏi đường xưa mà nhớ
Con đường xưa em đi
Thời gian có quên gì
Đá mòn kia vẫn ghi,
Ghi một đêm trăng thanh
Quán bên đường vắng tênh
Chỉ còn em với anh.”
.
Rồi chú lại bảo:
.
“Những bài hát viết về người lính Cộng hòa sẽ khiến cho một bộ phận giới trẻ phân tâm, lo lắng. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, liệu con đường mình đang bước đi có đúng không? hay cái kia mới đúng?”
.
Ha…ha… Các chú vô miền Nam, các chú thành công công cuộc gọi là “giải phóng miền Nam” đã 42 năm rồi, thế mà bây giờ các chú lại sợ đám trẻ đặt câu hỏi con đường các chú đang đi là đúng hay sai? Thật buồn cười. Đám trẻ ngày nay có đủ kiến thức và tâm thức để đánh giá đúng sai; cần chi tới mấy bài hát xưa cũ rích đó mới làm họ phân tâm, lo lắng. Các chú là người chiến thắng thế mà cứ để bóng ma quá khứ ám ảnh mãi trong đầu. Các chú sợ sệt, âu lo. Sao vậy? Hay tại các chú thấy mình sai nên sợ hãi? Các chú vẫn ăn mày dĩ vãng nhưng lại sợ hãi dĩ vãng. Kể cũng lạ thật đấy.
.
Chú Lưu lại bảo:
.
“Nếu suy nghĩ một cách hời hợt, chúng ta cho rằng, việc phát hành tràn lan những ca khúc đó là chuyện bình thường, nhưng sẽ rất đau lòng nếu như chúng ta thấy, ngay trong một nhà, đứa con nghêu ngao hát ca khúc ca ngợi chính những con người ngày xưa đã từng chĩa súng vào đầu cha mẹ chúng. Lớp thanh niên ngày nay không thể ca ngợi bước chân của những người chống lại cha ông họ, chống lại những con người đã đổ xương máu để xây dựng xã hội ngày hôm nay.”
.
Nếu làm đau lòng vì những bài hát này, thì thử hỏi những người miền Nam thua cuộc có đau lòng khi nghe những bài hát của các chú không? Ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói về ngày 30 tháng 4:
.
“Có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn.”
.
Thế thì, hàng triệu người buồn đó sẽ không đau lòng khi những câu ca miệt thị, chửi rủa cha ông, anh em họ ra rả suốt ngày sao? Bộ miền Nam này không có người bị bên kia kê súng vào đầu và giết chết sao? Chiến tranh mà, không lẽ chỉ có một bên nổ súng, còn bên kia niệm Phật chắc?
.
Bởi không nói thì thôi, mà đã nói thì phải nói cho công bằng. Hồi đó bảo đánh Mỹ, căm thù Mỹ, đến khi Mỹ đi rồi, các chú thiết tha kết bạn với Mỹ, thân ái và hữu nghị. Trong khi đó, giữa anh em, đồng bào với nhau, các chú khoét mãi căm thù, hành hạ cho bõ ghét. Sao vậy chú Lưu?
.
Nhưng thật ra, cảnh con hát bố buồn đó không diễn ra, chẳng qua chú suy diễn từ đầu óc hẹp hòi và chất chứa đầy hận thù của riêng chú mà gán cho người khác thôi. Khi chính phủ của bên chiến thắng kêu gọi quên quá khứ để mong hoà giải, hoà hợp dân tộc, đoàn kết xây dựng thì chú làm chuyện ngược lại. Theo từ điển thì nếu hành động ngược lại xu thế phát triển thì gọi là phản động. Như vậy, chú là phản động đấy, chứ không phải xu nịnh mà nên đâu. Nịnh tào lao chỉ lộ cái ngu, cái dốt của mình thôi chú ạ.
.
Đến chú Nguyễn Thuỵ Kha, tui cũng chẳng rõ chú làm nghề ngỗng gì cho đến khi đọc một bài viết của chú về bài hát “Nỗi lòng người đi” của nhạc sĩ hải ngoại Anh Bằng mà chú cho là của ông Khúc Ngọc Chân nào đó (?) nhưng chẳng thấy bằng chứng gì. Chỉ nói phét lác.
.
Đọc bài phân tích của chú, tui cũng thấy chú ngu chẳng khác gì chú Lưu. Thế mà hai chú cũng vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình âm nhạc; Tui cũng xấu hổ cho cái nghề phê bình. Rồi bây giờ, té nước theo mưa, chú Kha cũng lên tiếng về vụ cấm nhạc. Nhưng ý kiến của chú lại bộc lộ một nhân cách hèn kém của kẻ ghen ăn tức ở, từ mà lớp trẻ trâu bây giờ gọi là GATO (“Gà Tồ?!”)
.
Chú bảo:
.
“Hàng trăm hợp xướng của tôi và các đồng nghiệp, hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi. Còn 5 ca khúc kia mới bị tạm dừng lưu hành lại được đưa ra mổ xẻ, tranh cãi, bênh vực. Tôi cho rằng, thị hiếu của một bộ phận công chúng người Việt đang thực sự có vấn đề. Đó là điều rất đáng buồn. Nền âm nhạc Việt Nam có bao nhiêu tác phẩm âm nhạc đã cùng với dân tộc ‘xẻ dọc Trường Sơn’ đi cứu nước. Chúng ta cần phải nhìn vào đó để tự hào và nhắc nhở, để tri ân trong những giải thưởng chứ không phải để dành thời gian đi tranh cãi.”
.
Ô hô! Tội nghiệp thật. Các chú làm ra hàng trăm, hàng nghìn ca khúc vĩ đại mà chẳng có ai nhớ, chẳng có ai vinh danh, nên chú tức, chú hận, chú cho là thị hiếu của người nghe bây giờ có vấn đề (?!) Tui lại thấy chính cái đầu của chú có vấn đề, chú Kha ạ! Vấn đề ở đây là chú tủi thân không phải lối. Nếu sáng tác của các chú có giá trị, đi được vào trái tim con người, nó sẽ nằm đó mãi mãi, dù có ngăn cấm, dù có xoá sạch, nó vẫn hiện diện. Trái lại, những tác phẩm của một phong trào, phục vụ cho một thời kỳ sẽ có lúc bị lỗi mốt và người ta quên nó mất. Đó là quy luật đào thải, không ai cản được. Cũng chẳng ai cưỡng bức được. Khi chú phát ra câu này, người ta thấy rõ tâm địa hẹp hòi của chú đồng thời chú cho thấy nhạc của chú quá ẹ, nên chẳng ai hát, chẳng ai nhớ, chẳng ai tôn vinh. Tội chưa!!!
.
Chú mượn chính sách, lý tưởng, quốc gia, dân tộc để biện minh cho ý kiến của mình, nhưng thực chất chỉ là hơi thở của kẻ bất tài thấy thành công của người khác được tung hô mà nóng mặt thôi. Thêm nữa, âm nhạc Việt Nam không chỉ gói gọn trong nhạc xẻ dọc Trường Sơn mà còn nhiều trong các bộ phận và thời kỳ khác nữa, nói như chú thì hoá ra âm nhạc Việt Nam nghèo nàn, đơn điệu đến thế ư???
.
Túm lại là như thế này, sau 42 năm ngày thống nhất hai miền, âm nhạc Việt Nam chẳng có gì hay nên người ta tìm về nhạc cũ. Nhạc cách mạng thì hô hào quá, lý tưởng quá, giả tạo, xa vời quá, lên gân lên cốt quá. Hơn nữa, đó là sản phẩm để phục vụ một giai đoạn, cho nên qua giai đoạn khác, người ta không thích nghe nữa. Cái mới chưa có, người ta tìm về nhạc cũ của miền Nam, vì nó sâu lắng, nói về cuộc sống thật, tình cảm thật của tâm hồn con người, nó là hơi thở của cuộc sống nên nó khiến cho con tim rung cảm. Chứ thật ra cũng chẳng vì tiếc nuối quá khứ mà hát ca ngợi anh lính cộng hoà đâu. Các chú xem kỹ lại đi, bây giờ loại nhạc mà các chú hò hét kêu cấm đó miền nào chuộng nhất, có phải là người dân miền Bắc đang mê đắm nó không? Nói cho hai chú rõ nữa là mấy bài hát loại này ngày xưa ở miền Nam cho là sến, người bình dân mê và hát vì gần gũi với tâm hồn của họ, chứ cũng chẳng vì lý tưởng chiến đấu quỷ quái gì đâu.
.
Các chú xưng là nhà phê bình âm nhạc, làm ơn bỏ công nghiên cứu giải thích lý do vì sao người dân bên thắng cuộc khoái nhạc của kẻ thua cuộc đi. Đừng vì lòng ích kỷ, hẹp hòi mà đem những kiến thức ngu dốt ra mà lên án tác phẩm của người khác. Lỗi thời rồi. Lại kiếm cái cột để dựa mà nghe đi các chú.
.
.
Đỗ Duy Ngọc
18.3.2017
Nguồn: Đỗ Duy Ngọc facebook
CHIỀU TẮT
Chiều tắt trên ánh dương
trên đường,
trong làng nhỏ
thùng hàng trên chiếc honda lướt qua chiều
Và đến khi chiều xuống trong nhá nhem
bên ánh đèn hắt ra tối nhỏ
chiều chìm vào quên lãng của bồi hồi
Vì chiều không đi mãi
mà ở lại khi ngày mai không quá vội
chiều hiện diện rất khẽ
không vội vã, là chiều đến khẽ tàn.
Tiến Thắng B7