Tết Là Gì?
.
*
Lời mở đầu
Sau khi nhận và đọc bài “biên khảo bỏ túi “ với tựa đề “Phong Tục Ngày Tết” của Trần Văn Giang (link http://www.nongnghiephaingoai.com/2021/02/08/phong-tuc-ngay-tet-tran-van-giang/ ), trong lời giới thiệu, TVG tôi có viết là:
“Tết là cách nói tắt của hai chữ “Lễ Tiết.”
Bác Sĩ Nguyễn Hy Vọng đã hồi âm bằng một bài viết cùng với quan điểm cá nhân của bác sĩ, theo tôi rất đáng được lưu ý.
Mời quý vị cùng đọc cho biết.
Thân mến,
Trần Văn Giang
*
TẾT là tên gọi những ngày đầu năm, đầu mùa xuân; cũng là tên gọi ngày lễ mừng đầu năm, đầu mùa mưa, gió mùa mang mưa đến.
Người Việt ta nói:
“Ăn Tết, ngày Tết, ba ngày Tết, tết nhất, chúc Tết, đi tết ai, pháo tết, mừng tết, hội tết, Tết ta, Tết tây (nhưng không nghe ai nói là ‘tết Tàu!’)”
Người Tàu:
Trong “Kinh Lễ Ký”: TẾ-SẠ! / Tết (?).
Khổng Tử viết rằng:
“Ta không biết Tết là gì. Nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man. Họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó. Họ gọi tên cho ngày đó là ‘Tế-Sạ’. “
Như vậy, Khổng Tử không nghĩ rằng “Tiết” là Tết, nên ông mới phiên âm là Tế-Sạ chứ!
Hơn nữa, có hơn chục ngôn ngữ và dân tộc có nền văn hoá khác hẳn với Tàu mà vẫn gọi cái lễ ấy là Tết, đồng nguyên với cái tiếng Tết của dân Việt và của dân Mường; nên ta phải “suy nghĩ lại” và “xét lại” về cái hiểu lầm Tết là Tiết hơn 2000 năm qua.
Tóm lại, ngôn ngữ là yếu trọng nhất.
Đất đai mất có thể đòi hay chiếm / lấy lại. Ngôn ngữ đã mất là mất luôn. Tiếng nói không còn thì người nói làm sao còn?
Mục đích bài viết này là để nhắn nhủ cho các bạn trẻ Việt ý thức về tiếng Việt, tự hào về tiếng Việt.
Ngày nào 90 triệu (?) người trong nước và 4 triệu (?) người Việt ở nước ngoài vẫn còn nói tiếng Việt thì dân tộc này sẽ còn mãi mãi cùng với thế giới tự do và văn minh của con người.
BS Nguyễn Hy Vọng
* Sau đây là những “cognates” / “từ đồng nguyên” ở khắp Đông Nam Á liên quan với Tết.
Alexandre de Rhodes: Tết – Tết năm [sic], Tết ai, ăn Tết.
Từ Điển Khai Trí Tiến Đức không hề giải thích Tết là Tiết của Tàu.
Nùng: Tết
niên Tết Năm Tết.
Mường: Thết Tết.
ăn Thết Ăn Tết.
Thái: Thêts Lễ mừng năm mới (New Year celebration).
Thêts khal Mùa Tết, những ngày Tết.
Thêts Thày Tết Thái (Thai New Year rituals).
Thrếts Tết (theo Từ Điển Francais-Thai của Pallegoix).
Thrếts Chìn Tết Tàu / Chinese New Year (“Chìn” là Tàu).
Chêtr Tết của Thái (5th lunar month/mid-April festival).
Tết / Đết Tên ông thần mưa (rain god, monsoon deity).
Trôts Lễ hội xưa của Thái, đầu mùa mưa, cuối tháng 4 và 5.
Trốts Farăng Tết Hoa Lang (Western New Year’s Day).
(xem bài “Hoa Lang đạo là đạo gì?” của BS Nguyễn Hy Vọng).
“Hoa Lang” là Occident, West.
Zhuang: xit / sit Lễ Tết của 20 triệu người Zhuang bên Quảng Tây, nói tiếng Tai (tiếng Thái xưa!).
đuon sít Tháng Tết (mois de festival célébrant la mousson), “đuon” là tháng.
Chàm: tít Lễ tháng năm của lịch xưa Chàm
(tháng gió mùa bắt đầu thổi).
băng tít Ăn Tết.
chêt Tết.
bu-lăn Chêt Tháng Tết (“Bu-lăn” là tháng, tiếng Chàm).
kTêh Lễ hội lớn nhất trong năm của người Chàm.
Mon: kTeh New Year Day of the Mon people.
o-Teh New Year celebration with water splashing.
o-Tet -như trên-
k-Tât New Year rituals.
k-Tet -như trên-
Khmer: Chêtr Tết, lễ mừng tháng năm theo cổ lịch Khmer
là tháng gió mùa bắt đầu thổi ngược lại,
tháng của mùa gió nồm ở Đông Nam Á
(tùy theo nơi, từ cuối tháng tư đến cuối tháng 5).
khae Chêtr Tháng tết (“khae” là tháng) 13 tháng 4 dương lịch
hay 23 tháng ba âm lịch.
Chêtr khal Thời gian có lễ Tết (“Khal” là thời gian).
India: Chêtr Là tên tháng 4 và tháng 5 của cổ lịch Ấn Độ,
tên của tháng giao mùa đem mưa đến
(mois du début de la mousson).
Nepal: Teej Lễ đầu năm của Nepal.
Mustang: Tidj / Tidji Lễ đầu năm của Mustang, nằm sát Nepal.
Miền Đông Bắc Ấn Độ (Munda):
Teej Monsoon festival celebration, college girls singing the ancient
melodies of Teej, marking the return of the monsoon and the
promises of prosperity.
marking the return of the monsoon and the promises of prosperity.
(Theo National Geographic magazine)
Bạn có còn nghĩ rằng Tết là do chữ Tiết Tàu mà ra không?
BS NGUYỄN HY VỌNG
Trần Văn Giang (ghi lại)