Trò Khỉ

.

 

 

*

 

 

Văn hóa Tây phương, nhất là Hoa Kỳ, có một thành ngữ rất quen thuộc, được dùng hàng ngày, đó là  “Monkey see, monkey do.”  Câu thành ngữ “sai văn phạm” (quý vị để ý là động từ trong câu không chia / “conjugated,” mặc dù có chủ từ ở dạng số ít!) này có nghĩa là:

 

 

– Trẻ con có tính hay bắt chước bất cứ cái gì mà chúng nhìn thấy, rồi làm theo y như vậy.

 

 

– Con người, nam nữ lớn bé già trè, loại không được thông minh cho lắm (?) cứ nhìn thấy người khác làm một chuyện gì rồi bắt chước làm theo mặc dù không hiểu trời trăng gì (without understanding) và cũng không rõ hậu quả (consequences) của việc bắt chước sẽ ra nguy hại ra sao.

 

 

Trong bài lạm bàn ngắn ngủi này, người viết sẽ bàn về thành ngữ Monkey see, Monkey do qua hai hoàn cảnh (địa lý) khác nhau:

 

 

Ở Hoa kỳ, nguồn gốc câu nói, cách sử dụng thành ngữ này.

 

 

Ở Việt Nam, các con khỉ cộng sản Việt Nam, qua thời gian, đã bắt chước cs quốc tế như thế nào.

 

 

 

Ở Hoa Kỳ

 

 

Lời ráo đầu

 

 

Phần viết về Hoa kỳ đi trước có mục đích giới thiệu một vài ý nghĩa đơn giản và thiết thực của câu thành ngữ; và cũng để giúp cho sự trình bày ở phần hai – Ở Việt Nam – với bối cảnh chính trị khá phức tạp được dễ hiểu hơn…

 

 

Thành ngữ Monkey see, monkey do có nguồn gốc rất lờ mờ: Có người thì cho thành ngữ xuất phát từ Jamaica (một nước ở vùng biển Caribbean) ở đầu thế kỷ thứ 18; người thì cho là xuất phát từ truyện cổ tích của xứ Mali (một nước ở về phía Tây của Phi châu / West Africa).  Câu nói này sai văn phạm vì lúc đầu được ghi lại theo giọng đọc / phát âm Anh ngữ của thổ dân (West African Pidgin English) khi họ giao dịch thương mại với thực dân Tây phương.  Vì âm thanh tự nó nghe thấy vui vui, khôi hài cho nên những dân tộc nói Anh ngữ từ đầu vẫn giữ y như vậy (tương tự như các câu No can do!” “No pain, no gain…”) – Đã sai ở vế đầu rồi lại sai thêm ở vế sau nữa chớ! Nói vậy chứ thực ra không có bằng cớ nào chính xác được ghi lại lý do tại sao có cái sai kỳ lạ.

 

 

Bắt chước vì đó là chuyện tốt nên làm theo? Hay vì do bản tính ấu trĩ, đần độn cố hữu? Hay vì phản ứng tự nhiên của bản năng?  Vì chưa biết được nguyên do một cách rõ ràng cho nên tôi tạm dịch câu thành ngữ này đại khái là: “Con khỉ thấy cái gì, thì nó làm (bắt chước) y như vậy.”

 

 

Từ truyện cổ tích của xứ Mali.  Có một anh bán mũ dừng cái xe mũ dưới một gốc cây để nghỉ mệt; rồi ngủ gật.  Một đàn khỉ từ trên cây leo xuống lấy trộm hết số mũ của anh ta, rồi leo tuốt luốt lên cành cây cao.  Khi thức dậy, thấy mất mũ nhưng anh ta không thể leo lên cây cao để lấy lại số mũ đã bị khỉ lấy mất.  Anh chỉ biết đứng dưới đất la hét một cách giận dữ, chỉ tay lên cây để chửi bầy khỉ lung tung, nhưng anh ta để ý thấy rằng bầy khỉ cũng bắt chước la ó, chỉ trỏ nhẩy lung tung trên cây như anh vậy…  Voilà!  Anh nghĩ ngay ra một cách: Anh làm bộ tức giận, lấy cái mũ đang đội trên đầu của anh quăng xuống đất; tức thời bầy khỉ cũng bắt chước quăng hết mũ xuống đất.  Thế là anh ta thu về trọn vẹn số mũ bị lũ khỉ lấy mất.

 

 

Câu chuyện này được viết lại năm 1999 trong cuốn “The Hatsellers and the Monkeys” bởi Me-xừ Baba Wagué Diakité ở Mali.  Ông Baba Wagué Diakité cam đoan đây là một chuyện cổ tích chính hiệu con nai vàng của Mali, tuy nhiên ông cũng ghi thêm là có những câu chuyện tương tự như vậy thấy xuất hiện từ văn hóa của nhiều nước khác như Ai Cập, Sudan, Ấn độ, Trung Hoa, Nga và ngay cả Anh quốc.  Nên biết thêm, trước đó vài thập niên, Bà Esphyr Slobodkina (1908–2002) một tác giả người Nga chuyên viết chuyện thiếu nhi có viết cuốn “Caps for Sale” (xuất bản năm 1938) cũng nói về “Con khỉ và cái Mũ ” như vậy.  Một thí dụ khác ở gần với chúng ta hơn, ngay trên đất Hoa kỳ, ngày 11 tháng 6 năm 1893, độc giả báo “Milwaukee Sentinel” thấy có một cái quảng cáo bán giầy da (Shoe Sale) muốn dằn mặt các hãng giày đang cạnh tranh với hãng mình, như sau:

 

 

“.. đã biết rằng ‘khỉ thấy sao sẽ làm y như vậy’; nhưng quý vị có cố bắt chước (chúng tôi) cũng vô ích”

(…. Now try to imitate us, the old saying “Monkey See, Monkey Do” but it will be no avail, people…”

 

 

 

Ở Việt Nam

 

 

Nếu ngày ấy (1) (mời quý vị xem thêm phần phụ đính ở cuối bài), cái đám khỉ cha căng chú kiết đầu sỏ cộng sản Việt Nam (csvn) thoạt đầu đừng đi giang hồ kỳ bạt, tha phương cầu thực mà chính sử vi-xi gọi là “đi tìm đường kíu lước (lước Lào?)” (sic) ở Tây, Tầu, Nga sô…  Bố khỉ!  Khố rách áo ôm thì cứu mình cũng còn chưa xong, nói chi cứu nước cho tốn điện.  Đám khố rách áo ôm này học lóm được vài chiêu quái đản, loại khó hiểu (y như théc méc “xúc-xích là từ đâu?”) của các thuyết “ít-ít” gì đó như “Maxist,” “Leninist,” “Maoist…” từ đám cộng sản râu xồm quốc tế, rồi rinh nguyên con bản “cóp-pi” về Việt Nam làm chính trị “monkey-see-monkey-do” gian ác vô nhân trên đám dân đen Việt Nam.  Nếu đừng đi cứu nước cái kiểu bồi bàn, ăn trộm thì biết đâu dân tộc Việt Nam và nước Việt cũng bớt được một giai đoạn khá dài với biết bao điêu linh, tang tóc và đổ vỡ… 

 

 

Hãy lần lượt cùng nhau xem lại từng trò khỉ một như csvn đã “monkey-see-monkey-do” trên đất nước Việt Nam, một đất nước vốn dĩ hiền lành, chuộng hòa bình, quý trọng nhân bản, kể từ ngày “kách mệnh tháng 8, 1945” chết tiệt trên nước Việt Nam:

 

 

 

1. Cách Mạng Vô Sản

 

 

Karl Marx (1818-1883) một triết gia về kinh tế và cách mạng người Đức là cha đẻ của thuyết “Cách mạng cộng sản” (Communist revolution).  Cách mạng loại này cũng đươc gọi là “Cách mạng vô sản” (Proleratiat revolution).

 

 

Cách mạng vô sản là một cách mạng xã hội trong đó, qua nhiều giai đoạn đấu tranh giai cấp (class struggling), giới công nông vô sản bất mãn sẽ đánh đổ giai cấp tư bản (trung lưu và tiểu tư sản).  Trên lý thuyết, giới vô sản sẽ nổi dậy vì hết chịu nổi “sự bóc lột dã man” của tư bản và đồng thời tư bản sẽ tự tiêu diệt (self destruction) vì bản chất thất nhân tâm của nó (?)  Cuối cùng, cách mạng vô sản sẽ toàn thắng, tư bản bị tiêu diệt hẳn.  Mọi người sẽ bình đẳng vì không còn giai cấp để đấu tranh (class abolition).  Chủ nghĩa cộng sản sẽ tiến tới xã hội đại đồng, không còn biên giới, không còn quốc gia… Hơn cả tuyệt vời!

 

 

Lenin vốn là một “Marxist” đầu tiên theo đuổi và áp dụng chủ nghĩa cộng sản.  Tuy vậy, “Chủ thuyết cách mạng” (Revolution Theory) của Lenin khác với Marxist là cách mạng vô sản chỉ thành công bằng các cuộc nổi dậy bằng võ lực (rebellion) để “cướp” lấy chính quyền và thành lập cái gọi là “Chính quyền độc tài vô sản” (Dictatorship of the proletariat) chứ không ngồi chờ cho các giai cấp xã hội tự nó tranh chấp (struggling) rồi đi đến thay đổi tự nhiên như thuyết của Karl Marx.  Lenin còn đi xa hơn giới hạn cách mạng vô sản ở trong nước Nga.  Lenin đề xướng các cuộc “Cách mạng giải phóng dân tộc” (National revolutions / Liberation) toàn cầu, kêu gọi thành phần vô sản của các quốc gia trên khác thế giới khác đồng loạt nổi dậy “cướp” chính quyền…  Chủ thuyết “Cách mạng vô sản bạo động đi đến chính quyền độc tài cộng sản” được gọi là “Leninist (2).” Hầu hết các phong trào cộng sản nổi lên trên thế giới như ở Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn, Cao Miên, Lào, Cuba… đều là cộng sản sắt máu, sát nhân loại “Leninist” này; chứ không phải “Marxist.”

 

 

______________

(2) Chú thích

 

 

Nói đến cộng sản Nga là nói đến “Cách mạng tháng 10, năm 1917.”  Nhiều người, kể cả người viết, đã hiều lầm “Cách mạng tháng 10, 1917” biểu tượng cho cuộc cách mạng vô sản nổi lên ở Nga để lật đổ Nga Hoàng (Tsar) rồi cướp chính quyền.  Thực ra cuộc lật đổ Nga Hoàng đã xẩy ra trong cuộc“Cách mạng tháng 2, 1917”trước đó rồi.  Dưới sự tham gia của nhiều thành phần chính trị khác nhau: Nhiều nhóm cộng sản có chủ trương khác với Lenin, phe đảng của Lenin, và nhóm không phải là cộng sản.  “Cách mạng tháng 2, 1917” đã lập ra một “Chính phủ lâm thời” với sự tham dự của nhiều thành phần chính trị ở Nga.  Phải chờ đến cuộc cách mạng thứ hai, nên gọi là “một cuộc chỉnh lý” thì đúng hơn là “Cách Mạng,” gọi là “Cách mạng tháng 10, 1917” (còn gọi là “Cách mạng Bolshevik / Communist).  Trong cuộc chỉnh lý này, Lenin mạnh tay diệt trừ hết các thành phần không cộng sản, rồi lập ra một chính phủ thuần túy cộng sản thay thế cho Chính phủ lâm thời đã lập hồi tháng 2, 1917.

 

 

HCM và csvn “cóp-pi” cái thuyết Leninist này rất kỹ, từ hình thức đến nội dung. Khởi đầu từ “Cách mạng tháng 8, 1945.”  Nhật Bổn đã chính thức đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, 1945 – Ngày Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện.  Trong tháng 8, 1945, tất cả các đảng phái có sẵn lực lượng vũ trang đồng loạt nổi dậy từ Bắc chí Nam (Việt Minh và các đảng phái khác như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Hòa Hảo) để cướp chính quyền…  HCM và Việt Minh (tiền thân của đảng csvn) chiếm các vùng đất quanh Hà nội, và chỉ huy cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà nội.  Ngày 2 tháng 9, 1945, HCM phỗng tay trên của các liên minh đảng phải, tuyên bố độc lập ở Ba Đình-Hà Nội và thành lập chính phủ lâm thời… Sau đó HCM bắt chước y chang Lenin, loại hết các đảng phái quốc gia nhẹ dạ đã hợp tác với Việt Minh để thành lập chính quyền cs độc tài.  HCM còn tỏ ra là một học trò ngoan của Lenin.  Năm 1960, HCM xúc tiến thêm việc thành lập MTGPMN để đánh chiếm “giải phóng” miền Nam Việt Nam.

 

 

Thực tế (Reality Check): Lúc đầu cs cứ tưởng là cái “domino effects” cách mạng vô sản “vô địch” cứ thế mà tiếp tục xẩy ra trên các nước trên thế giới cho đến khi chủ nghĩa tư bản bị tiêu diệt, biến mất trên mặt quả đất. Thật bẽ bàng, hôm nay chỉ còn sót lại vỏn vẹn có 5 anh cs chuyên chính nghèo, lạc hậu ngơ ngáo thấy tội nghiệp trên hành tinh này là: Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn, Lào và Cuba.  Cs vẫn rêu rao là “Tư bản đang đứng bên bờ vực thẳm,” nhưng chỉ vì xhcn tiến nhanh quá cho nên qua mặt tư bản rồi tọt “xuống hố cả nút!”  Thật buồn cười.

 

 

Cách mạng vô sản ở miền Bắc và thành quả “giải phóng” của MTGPMN đã lấy đi hơn 2 triệu sinh mạng người Việt…  Bắt chước mần chi mà để dân Việt chết nhiều dữ vậy hà?!

 

 

2. Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ)

 

 

Để lấy lòng đa số nông dân Trung Hoa sau khi nắm chính quyền và cũng để tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh giai cấp sau khi đã kiểm soát được Trung Hoa, Mao cho thi hành chính sách “CCRĐ” (1947-52) bằng cách lấy đất của địa chủ, rồi phân phát lại cho nông dân vô sản đang cày thuê trên miếng đất đó.  Ở địa phương, mọi người được khuyến khích truy tố nếu cần giết địa chủ để dành lấy lại đất cha truyền con nối của họ.  Theo thống kê không chánh thức, có độ chừng 1 đến 1.4 triệu địa chủ bị giết trong giai đoạn cải cách ruộng đất ở Trung Hoa.

 

 

HCM và đảng csvn lại “cóp-pi” nguyên con chương trình “CCRĐ” made-in-China (1947-52), rồi thực hiện cuộc “CCRĐ” made-in-Vietnam (1953-56). 

 

 

Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách trên lý thuyết, đã phân chia lại ruộng đất một cách công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, việc thi hành các biện pháp rập khuôn từ “CCRĐ” của cs Trung Hoa đã gây ra nhiều tổn thất rất tai hại.  Các cuộc cải cách và đấu tố này đã gây ra không khí căng thẳng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, gây tác hại qua sự chia rẽ giữa người dân Việt dù trước cách mạng vô sản họ còn là hàng xóm láng giềng với nhau; từ đây dân vô sản ít học cũng bắt đầu nghi ngờ các lời tuyên truyền và “thiện chí” của đảng csvn.  Kết quả có khoảng 150 ngàn người bị giết (không có tài liệu nào chính xác) và bị tịch thu đất.  Cả tài sản nhà của của họ cũng bị tịch thu (?), đem phân phát cho người khác. Trong số người bị giết này có khoảng 40 ngàn người trước đây từng là cán bộ đã hợp tác rất đắc lực cho “boác,” đảng và chủ nghĩa xã hội chuối luộc!

 

 

Một năm sau đó, chính phủ csvn đã phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự và tài sản cho các trường hợp oan sai, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm về những sai lầm này.  HCM lên đài phát thanh đóng kịch hồ quảng, khóc mùi mẫn thương tiếc cho những người bị chết oan!!! Đã biết “mấy đời bánh đúc có xương…” rồi, khóc làm chi… người chết đã chết mất đất rồi?  Vả lại, người chết làm sao chửi được?.

 

 

Thực tế: Với một chính sách gọi là “CCRĐ” tàn nhẫn nhất trong lịch sử nhân loại, đã thẳng tay giết từ vài trăm ngàn đồng bào mình (địa chủ Việt Nam) cho đến vài chục triệu xì thẩu củ cải muối (địa chủ Trung Hoa) người; có rất nhiều người chỉ làm chủ có một vài sào đất nhỏ (1 sào ở miền Bắc = 360 m2; 1 sào ở miền Trung = 500 m2 hoặc 497 m2; 1 sào ở miền Nam = 1000 m2) cũng bị liệt vào “đại chủ ác ôn” và bị đấu tố, bị giết.  Bây giờ, ở cuối con đường “monkey-see-monkey-do” cải cách đẫm máu này cs cho chúng ta thấy cái gỉ?  Trong vòng khoảng 20 năm nay, vấn đề phân phối đất đai đã đổi ngược chiều lại so với ngày trước lúc “CCRĐ.” Ngay giữa ban ngày, môt tí đất còn lại của dân đen đã lại bị cs cướp nốt (dưới hình thức cưỡng bách thu mua đất canh tác hay cư trú của dân rồi và đền bù với giá của vài tô phở?  Bố ai mà chịu cho nổi!) để cho cán bộ nhà nước xây dinh thự, hay để cho tư bản ngoại quốc mướn xây nhà máy hoặc làm sân “golf.”  Cứ nhìn đám dân oan biểu tình kêu oan trên khắp nẻo đường đất nước thì rõ.

 

 

Cộng sản là vậy đó!  Biết là sai nhưng vẫn cứ bắt chước làm (rồi sửa sai sau?).  Vả lại bắt chước mà phải giết đến gần 200 ngàn đồng bào của mình thì “monkey see, monkey do” làm cái quái gì?  Hay là csvn từ lâu đã đều mất trí khôn cả đám? Thiệt hết biết.  Bótay.cơm.

 

 

3. Trăm Hoa Đua Nở / “Nhân Văn – Giai Phẩm”

 

 

Ngay sau khi chiếm trọn Hoa lục, Mao Trạch Đông và đảng cs Trung Hoa đã nghĩ ra một phương kế rất thâm độc dựa trên chính sách “đốt sách, chôn sống học trò” mà trước đây (vào năm 213 trước Công nguyên) Thương Ưởng, người đã viết ra thuyết “Quân Chủ Chuyên Chế,” và người học trò là Lý Tư, một Pháp gia, hai thầy-trò đã cùng nhau đắc lực giúp cho Tần Thủy Hoàng tiêu diệt hết các nguồn tư tưởng và các trí thức đối lập có ý kiến chê bai chính sách và luật pháp chuyên chế của nhà Tần. Lý Tư lý luận là:

 

 

“Không có tự do tư tưởng thì sẽ không có tư tưởng (chống đối triều đình nhà Tần). Cũng giống như ‘không có nước thì sẽ không có cá.’  Phải làm mọi cách để cho ‘trăm hoa hết đua nở, trăm nhà hết đua tiếng.’ ” 

 

 

Tần Thủy Hoàng đã nghe theo Lý Tư ra lệnh cho đốt hết sách vở có phương hại đến chính sách (chuyên chế) của nhà Tần; và chôn sống một lúc 430 trí thức đối lập.  Tứ đó nhà Tần của Trung Hoa chỉ có 1 chính phủ duy nhất, 1 luật pháp duy nhất, 1 lối suy nghĩ duy nhất. “Trăm hoa hết đua nở, và trăm nhà đều im tiếng.”  Không còn ai còn dám hó hé phản đối hay chê bai.  Chính sách “Chỉ có một và duy nhất” này đưa Nhà Tần và Tần Thủy Hoàng đi về đâu thì lịch sử Trung Hoa đã ghi rõ…  Không cần thiết phải bàn thêm ở đây.

 

 

Còn phương kế của Mao ra sao? Năm 1956 phát động một phong trào văn hóa trong đó Mao đã “cóp-pi” cái công thức mà Lý Tư đã dùng ngày trước nhưng sửa lại đôi chút cho hoa mỹ, để trá hình gọi là: “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng (3).”

 

 

______________

(3) Chú thích

 

 

– Chữ “Hết” (chấm dứt) được bỏ bớt đi!!!  Lấy làm lạ là Trung hoa có biết bao nhiêu trí thức, học giả mà không một ai nhìn ra cái bài học của Lý Tư trong sách Tàu đã cũ hơn 2000 năm!

 

 

– “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” viết theo tiếng Tàu là:

 

百花齊放,百家爭鳴;

 

Nếu đọc theo âm “Pinyin” là: “bǎihuā qífàng, bǎijiā zhēngmíng.”

 

Đọc theo tiếng Hán Việt là: “Bách hoa tề phóng, bách gia tranh  minh.”

 

(“Let a hundred flowers bloom; let a hundred schools of thought contend”).

 

Nhà” ở đây cũng có nghĩa là các trường phái tư tưởng.

 

 

Ở mặt ngoài, phong trào có mục đích, qua tuyên truyền, như sau: “Đảng cs Trung hoa cho phép các tầng lớp trí thức Hoa lục được tự do lên tiếng dưới mọi hình thức chỉ trích “xây dựng” chính sách của Mao”; nhưng bên trong Mao rất quỷ quyệt.  Mao đã giải thích sau này khi phong trào đã bị dẹp tiệm:

 

 

Phong trào Trăm hoa đua nở” được lập ra để dụ dỗ, khuyến khích các con ‘rắn độc’ bò ra khỏi hang, bị lộ diện.”

 

 

Một năm sau (vào tháng 7 năm 1957) Mao ra lệnh ngưng hẳn phong trào này vì sự lên tiếng bất mãn của trí thức (và cả dân) bùng phát nhanh quá Mao sợ là sẽ đi đến mực độ không kiểm soát được…  Trên một triệu trí thức “hữu khuynh và phản động” đã công an bị hốt trọn gói đưa đi cải tạo ở các “trại cải tạo lao động tập trung” không thấy ngày về.

 

 

Hình như đám cs cộng sản Việt Nam – Trung hoa anh em (?) rất tâm đắc với nhau  loại “chim liền chim lồn(g) liền lồn(g),” có thỏa thuận ngầm với nhau sao đó; hay là đám trí thức Việt Nam đánh hơi được sự bùng lên của phong trào “Trăm hoa đua nở” ở Hoa lục đã tự cởi trói cùng một lúc với trí thức Hoa lục, thành lập nhóm có tên là “Nhân Văn – Giai Phẩm (4)” làm cho đảng csvn điêu đứng một thời gian dài…  

 

 

_______________

(4) Chú thích

 

 

Cơ quan ngôn luận của phong trào này là “Nhân Văn,” một tờ báo văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm chủ nhiệm và Trần Duy làm thư ký toà soạn, cùng với tạp chí “Giai Phẩm,” hình thành nên nhóm được gọi tên vắn tắt là “Nhân Văn – Giai Phẩm” – Tên của 2 tờ báo được ghép lại thành tên của phong trào.

 

 

Nhóm văn nghệ sĩ “Nhân Văn – Giai Phẩm” và trí thức Việt Nam còn chuyển qua xu hướng chính trị, đòi tự do dân chủ; lên tiếng công khai chống đối và phủ nhận sự lãnh đạo của đảng csvn trên lãnh vực văn hóa, kêu gọi dân chúng chống đối, phủ nhận quyền lãnh đạo chính trị của đảng csvn.

 

 

Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ và tuyên truyền, được coi là người dập tắt phong trào “Nhân Văn–Giai Phẩm,”  đã nhận định về phong trào này như sau:

 

 

“Lật bộ áo ‘Nhân Văn – Giai Phẩm’ thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm.”

(Trich trong cuốn Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại “Nhân Văn – Giai Phẩm” trên mặt trận văn nghệ” của Tố Hữu, nhà xuất bản Văn Hóa, 1958).

 

 

Từ năm 1958 cho đến năm 1960, có đến hơn 500 văn nghệ sĩ có tên tuổi đương thời bị bắt, bị truy tố ra tòa với tội phản động, chống đối đảng và nhà nước cs…  trong số đó có hơn 300 người bị ép buộc phải ký tên “quy thuận” đường lối của đảng csvn… 

 

 

Dư âm của phong trào “Nhân Văn – Giai Phẩm” còn kéo dài sang nhiều năm kế tiếp.  Văn nghệ sĩ, dù sau đó có ra khỏi tù vẫn bị trù dập, bị bao vây kinh tế, sống khổ lây lất như ăn mày (5). Cho mãi đến cuối thập niên ’90 (sau thời kỳ “Đổi Mới”) mới nguôi… Một số văn nghệ sĩ nạn nhân của nhóm “Nhân Văn – Giai Phẩm” còn sống sót được csvn trao Huân chương HCM.  Chỉ có cộng sản mới trơ trẽn làm chuyện nghịch lý ngược đời được như vậy.  Thối chịu không nổi!  Tự mình chửi bố mình… ngu.

 

 

______________

(5) Chú thích

 

 

Sau thời kỳ “cởi trói” (~ 1991) của cầm quyền csvn, Hữu Loan,  thi sĩ “Mầu Tím Hoa Sim” tài hoa thuộc nhóm “Nhân Văn – Giai Phẩm” và từng bị csvn trù dập, trả lời câu hỏi của báo chí về đời sống của chính Hữu Loan sau được thả ra khỏi tù cải tạo như sau:

 

 

“Tôi không thể làm công an; tôi cũng không thể đi ăn cắp cho nên tôi chỉ có cách đi ăn mày để sống.”

 

 

Thực tế: Cái tai hại của việc dập tắt phong trào “Nhân Văn – Giai Phẩm” thật vô lường.  Các văn nghệ sĩ chân chính đồng loạt ngừng hẳn việc sáng tác văn nghệ…  Các sáng tác văn nghệ miền Bắc từ sau 1958 chỉ còn là một mớ giấy chữ của văn nô dùng để truyên truyền, ca tụng bác và đảng kiệt xuất, chủ nghĩa Mác-Lê vô địch, và cuộc chiến tranh “thần thánh” “chống Mĩ kíu nước” của nhân dân Việt Nam anh hùng…  Tất cả dù rằng đều rập khuôn, nặc mùi phân cũng vẫn phải xin phép trước… Sản phẩm văn học thì thiếu hẳn cái tình dân tộc, tình quê hương, tính nhân bản…  “Có đất nào như đất ấy không?” Phải chờ đến hết cấm vận (1991?) có “đồng đô-la” và “Nhạc Vàng” trở lại… và tình trạng sáng tác văn nghệ mới tạm hồi sinh.

 

 

4. Chiến Tranh Du Kích (Guerrilla Warfare)

 

 

Ở Tây phương, chữ “Chiến tranh du kích” được dùng lần đầu tiên trong “Cuộc chiến bán đảo” (Penisular War 1807-1814) giữa một vài nhóm quân nhỏ người Tây Ban Nha chiến đấu chống lại Napoleon Pháp quốc.

 

 

Chữ “Du kích / Guerrilla” có nghĩa là “trận đánh nhỏ” (a small war).

 

 

Cách chiến đấu dùng đơn vị nhỏ này là sáng kiến của Tôn tử (544–496 trước Công nguyên), được ghi lại trong “Binh Pháp Tôn tử.”  Tôn Tư đề nghị một vài quy luật cơ bản để có thể đánh thắng một quân đội lớn, mạnh và trang bị quy củ, tốt hơn quân đội của mình:

 

– Địch tiến thí ta lùi.

Địch lùi thì ta bám.

– Địch nghỉ ngơi thì ta đánh (harass).

 

 

Và quan trọng hơn hết là 2 yếu tố chiến lược như sau:

 

 

– Chỉ đánh vào chỗ yếu của địch thủ, bằng mọi cách phải tránh né đương đầu trực tiếp với đơn vị mạnh, chỗ mạnh của địch thủ.

 

 

– Phải triệt để dựa vào sự hợp tác của dân trong vùng chiến đấu (vật dụng, lương thực và tình báo).

 

 

Khi xét về vai trò quan trọng của “Chiến tranh du kích” trong tiến trình cách mạng cs, Mao Trạch Đông nhận định rằng:

 

 

“Chiến tranh du kích” gần như là chiến lược duy nhất mà một “lực lượng cách mạng” phải dùng đến khi bắt buộc phải chiến đấu chống một kẻ thù mạnh mẽ và trang bị đầy đủ hơn nhiều.”

 

 

Mao cũng đã từng nói là:

 

 

“… nếu không có sự tham gia của (nông) dân, chiến tranh du kích sẽ chắc chắn thất bại.  Dân cũng như dòng nước mà quân du kích phải cần có để bơi, để sống, đề hoàn thành sứ mạng.”

 

 

Mao đã viết nhiều bài về “Chiến tranh du kích,” và dùng “chiến tranh du kích” cùng nghĩa với “chiến tranh nhân dân” trên công thức “lấy 10 đánh 1,” chấp nhận tỉ số “quân ta chết 10 quân địch chết 1” Với loại chiến tranh này, Mao đã thành công trong cuộc chiến Quốc-Cộng, thâu gồm toàn thể Hoa lục từ chính quyền Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Cộng sản là vậy đó: Cứu cánh (dành thắng lợi) biện minh cho phương tiện (chết như rạ cũng chẳng sao!)

 

 

Nên biết là HCM và Võ Nguyên Giáp không hề bao giờ có đủ trí khôn để phát minh ra “chiến tranh du kích” như “báo đài” của csvn đã nhận vơ và tự sướng tứ tung thiên địa!  HCM và Võ Nguyên Giáp chỉ nhanh tay “cóp-pi” nguyên con từ chiến lược đến chiến thuật mà Mao đã dùng ở Hoa lục, rồi cứ thế mà “Monkey see, monkey do” cho cả hai mặt trận chống Pháp và chống Mỹ.

 

 

Cái dã man nhất của chiến tranh du kích chính là cái cái tỉ số “quân ta chết 10, quân địch chết 1…” Có chết hết cả lũ cũng không sao cả vì cái đám dân đen vô sản trên răng dưới dép, chẳng có gì để mất (nothing to lose)?!  No star where!  Cộng sản coi sinh mạng của dân lành, của bộ đội rẻ như bèo.  Thành ra, “phe ta” cứ pháo bừa vào nơi đông dân cư để giết dân lành, để gây hoang mang sợ hãi.  Vài chục hay vài trăm mạng sống thì có nghĩa lý gì; Cứ công đồn, tràn lên đánh biển người chết như rạ, cũng “no star where,” dù cho đồn có gài mìn định hướng.  “Chiến tranh du kích” phi nhân ở Việt Nam đã lấy đi trên 1 triệu mạng sống của dân lành và bộ đội. 

 

 

Đại Tướng William Westmoreland, một cựu Tư lệnh Lưc lượng Quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, đã từng nhận xét là:

 

 

“Tôi không nghĩ Tướng Võ Nguyên Giáp là tài giỏi.  Giả thử một tướng Mỹ chỉ huy mặt trận mà để lính của mình chết gấp 10 lần quân địch, và tệ hơn nữa là bỏ mặc xác lính chết ngoài mặt trận không hề có chương trình thu lượm lại xác, thì đã bị cách chức và bị đưa ra tòa án quân sự từ lâu rồi.  Quân đội Hoa Kỳ không thể đánh trận theo cách man rợ như của VC được.”

 

 

Thực tế: Bây giờ nếu tiếp tục xài “chiến tranh du kích” nữa thì làm sao mà chiếm lại được Hoàng sa, Trường sa. Nhìn đến cảnh csvn “diễu binh” thì thấy có cái gì gọi là du kích nữa?  Chẳng khác gì lính QLVNCH ngày xưa:  Cũng áo rằn, cũng nón sắt, cũng giầy da…  “Monkey see, monkey do” chiến tranh du kích chỉ là một chiến thuật vô nhân đạo của thế giới cs kém văn minh, một sự sỉ nhục nhân phẩm và quyền làm người…

 

 

5. Trại tù Lao Động Cải Tạo / “Gulag”

 

 

Mỗi khi nói đến “Trại tù cải tạo lao động khổ sai” là người ta nói đến “Gulag.” Thực ra, nguyên thủy chữ “Gulag” không phải là trại tù mà có nghĩa là tên viết tắt một cơ quan của chính phủ cộng sản Nga (tương tự như chữ viết tắt CIA là “Central Intelligence Agency – Cơ Quan Tình Báo Trung Ương” của chính phủ Hoa Kỳ).  “Gulag” đặc trách cai quản các trại tù ở Nga (GULAG là chữ viết tắt của “Tổng Cục Lao Tù Trừng Phạt và Cải Tạo” của chính phủ cộng sản Nga) được Stalin thành lập từ ngày 25 tháng 4, năm 1930.  Dần dà về sau này, “Gulag” mang ý nghĩa của sự “đàn áp và trừng phạt lao động khổ sai đối với những công dân Nga bất đồng chính kiến với đảng cộng sản Nga.”  Dù “Gulag” không phải là một trại giam của tù có án tử hình, nhưng số tử vong trong “Gulag” rất cao. 

 

 

Tính cho đến tháng 3 năm 1949 trên lãnh thổ Nga sô có cả thẩy 53 trại tù biệt giam và 425 trại cưỡng ép lao động.  Dù là loại trại tù gì thì tù nhân hầu hết đều phải đối đầu với sự dinh dưỡng kém, rất đói, không đủ quần áo ấm, vệ sinh kém, chăm sóc sức khỏe hầu như không có; trong khi phải thực hiện lao động rất khắc nghiệt.  Vào mùa đông năm 1941 một phần tư (1/4) tù bị chết đói.  Chỉ trong vòng 3 năm (1941-43) có 516841 tù nhân chết trong tù các trại tù của Gulag.

 

 

Năm 1957, Mao Trạch Đông cũng “cóp-pi” mô hình từ trại tù tập trung Gulag của Stalin, thiết lập các “Trại Học Tập Lao Động Cải Tạo” (The “re-education-through-labor” system) để trừng phạt tức thì các cá nhân, giới trí thức chống đối đường lối của cộng sản Trung hoa mà không cần phải đưa các người chống đối qua hệ thống tòa án (without conviction).  Không có tài liệu rõ ràng và con số chính xác, nhưng người ta ước lượng có chừng 300,000 người bị đưa đi tù cải tạo ít nhất 4 năm…  Các sinh viên chống đối đảng cs Trung Hoa qua vụ Thiên An Môn năm 1989 cũng bị hốt và đưa vào các trại này.

 

 

Ở Việt Nam, sau khi chiếm được miền Bắc năm 1954, HCM lại tiếp tục “cóp-pi” nguyên con hệ thống “Trại Học Tập Cải Tạo” của Mao.  Hệ thống “Trại Tù Cải Tạo” này thiết lập có chủ đích giết từ từ các thành phần chống đối dưới chiêu bài “Học tập.”  HCM đã giết khoảng 500,000 người trong kế hoạch “Cải tạo giết người” này.

 

 

Sau 30 tháng 4 năm 1975, csvn tiếp tục kế hoạch giết Quân Cán Chính của chính phủ VNCH bằng hệ thống gồm 150  nhà “Trại Học Tập Cải Tạo” trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

 

 

Tính đến năm 1987, sau khi Việt cộng đã khoa trương là “Giải phóng – Hòa hợp – Hòa giải dân tộc” con số thống kê thành tích của csvn được ghi mau như sau:

 

 

Việt cộng bắt đày đi tù cải tạo: 1,040,000 người.

Chết trong tù cải tạo: 95,000 người.

Việt công xử tử hình: 100,000 người.

 

Chưa kể có trên nửa triệu đồng bào bị chết trên biển trong lúc vượt biên.

 

 

Thực tế: Hỏi có bao nhiêu Quân, Cán Chính VNCH thua cuộc đã bị bắt nhốt ở các trại tù học tập cải tạo cảm thấy được cải tạo?  Trên thế giới đã có biết bao nhiêu cuộc chiến, và nội chiến… không có quôc gia văn minh nào đối xử người phe thua cuộc một cách tồi tệ như vậy. Nếu chúng ta tin là có luật nhân quả thì csvn sẽ có lúc phải trả cái nợ trầm luân này nhiều kiếp…

 

 

 6. Đổi Mới / “Glasnost”

 

 

Từ cuối thập niên ’80, dân chúng Nga bắt đầu mạnh dạn chỉ trích chính quyền độc tài cộng sản Nga sô và sự vô hiệu nghịch lý của thuyết cộng sản “Leninist.”  Dân chúng cho rằng chỉ vì cái chủ nghĩa cộng sản ngu muội quái đản mà nước Nga bị lạc hậu đến hàng thế kỷ về cả kinh tế lẫn kỹ thuật một cách nhục nhã so với sự phát triển văn minh ở các nước Tây phương láng giềng.  Chính sách của Gorbachev bắt đầu cởi mở hơn (Chữ “Glasnost” được dịch ra Anh ngữ là “Cởi mở / Openness,”  nhất là quyền Tự do Ngôn luận, và sự nới lỏng bớt kiểm duyệt.  “Glasnost” làm cho dân Nga nhìn thấy rõ sự văn minh của thế giới bên ngoài Liên sô và sự bất mãn tột cùng của dân Nga đã đưa đến sự đổ vỡ toàn diện của “Đế Quốc Gian Ác  – “Evil Empire” như TT Reagan đã nói về “Liên Bang Soviet” năm 1991.

 

 

“Đổi mới” tự dưng trở thành lời giải cho sự sống còn của chủ nghĩa cộng sản.  Sau bao nhiêu năm kìm kẹp, kiểm duyệt, bưng bít, tự sướng, tự mãn, tự cao lên tới trời… Cộng sản nhìn thấy rằng thực tế khác hẳn với hoang tưởng: Tư bản không dẫy chết, không đứng bên bờ vực thẳm, không tự tiêu hủy…  Tư bản vẫn tiến bộ, thịnh vượng và mạnh như đuôi khỉ

 

 

Tình thế đưa đến chỗ phải có thay đổi, phải đổi mới để đáp ứng với tình thế mới.  Nhưng đổi mới cách nào để xuống lưng cọp, hạ cánh an toàn, không mang đầu máu?  Việc này phải cần đến sự khéo léo của xiệc đi dây trên từng trời cao.  Nếu đi không khéo thì cả lũ lãnh đạo sẽ bị banh càng thảm thiết y như vợ chồng Nicolae Ceaușescu Tổng bí thư đảng cộng sản Romania (cả hai bị dân giết cuối năm 1989).  Chẳng biết Gorbachev đi dây thế nào mà Nga sô bị vỡ bể ra thành 8 nước Cộng hòa không cộng sản (Nên biết ở ngay Nga sô, một nước cs mà các nước nhược tiểu vẫn xem như đàn anh cs gương mẫu, bây giờ cũng không có đảng cộng sản). 

 

 

Còn hai con khỉ cs Trung Hoa và Việt Nam “đổi mới” như thế nào?

 

 

Tại Trung Hoa, từ năm 1976,  Đặng Tiều Bình lên nắm quyền và bắt đầu chương trình cải tổ kinh tế nhằm cải thiện số đầu tư của ngoại quốc vào Trung Hoa và cải thiện chỉ số tăng trưởng kinh tế của Trung cộng.  Một thay đổi quan trọng đầu tiên là Đặng Tiều Bình ra lệnh chấm dứt hẳn tất cả các công trường sản xuất theo kiểu tập trung của cs.  Nên biết, Các công / nông trường tập trung này là biểu tượng quan trọng nhất của chủ nghĩa cộng sản. Đặng Tiểu Bình sau đó để nông dân tự do tùy ý chọn hoa mầu để tự canh tác; và cũng cho phép họ tự đem bán lấy để thu lợi riêng (tư hữu kẻ thù số 1 của thuyết cộng sản). Cách sản xuất tiểu tư sản như vậy thế giới tự do đã làm từ ngàn năm trước khi có xhcn; như vậy phải gọi là “Đổi Cũ” chứ “Đổi Mới” chỗ ở nào?  Đặng Tiều Bình cũng khuyến khích mậu dịch quốc tế, đầu tư bằng cách tạo điều kiện để có hợp tác kinh doanh, thiết lập các vùng (zones) đầu tư nhẹ thuế cho tư bản ngoại quốc.  Mục đích để tạo cơ hội dễ dàng cho người dân Trung Hoa trực tiếp học hỏi cách kinh doanh và cũng học hỏi chôm chỉa các kỹ thuật sản xuất của tư bản.

 

 

Đường lối “cởi mở” của Đặng Tiều Bình giúp Trung Hoa tăng trưởng kinh tế mực độ phi mã và dần dà biến “Cộng sản” Trung Hoa trở thành một nền “kinh tế thị trường” (Rapid growth and more market-based economy).

 

 

Tại Việt Nam, ngay sau khi được Mỹ bỏ cấm vận kinh tế năm 1991, cũng tức thì bắt chước y chang mẫu  “Đổi Mới” của Trung cộng (vì thấy phương thức “Đổi mới” của Nga sô đã bị phá sản!).  Việt Nam cũng đổi từ “Xã hội chủ nghĩa” thành “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”  Thật khôi hài.  Đến nước non này mà còn ráng vớt vát lường gạt dân chúng thêm một lần nữa với cái đuôi “Xã hội chủ nghĩa” lố bịch.

 

 

Thực tế: Vì sự “Đổi Mới” (để chạy theo cho kịp “tư bản đang dẫy chết”) đưa đến kinh tế tăng trưởng mau quá, cs Trung Hoa và Việt Nam thiếu hẳn một hệ thống kiểm soát hữu hiệu; để cho sự tham nhũng của cán bộ cs đi tới mức độ hết thuốc chữa.  Nên biết cán bộ cs không phải là một mắt xích sản xuất và thương mãi trong cái bùa “Kinh tế thị trường,” trên lý thuyết chỉ đứng bên ngoài làm trọng tài cho các thương vụ; nhưng cán bộ cs lại làm việc cướp ngày, đòi tiền hối lộ, phong bì bôi trơn trắng trợn… Cán bộ cs trước đây xác gầy mặt xanh, mặc áo quần rộng thùng thình, mũ cối, mang giày không vớ từ rừng xanh tiến vào thành phố ngày nào, bây giờ chẳng mấy chốc biến thành đại gia đỏ, đeo cà-vạt, áo bỏ trong quần ủi thẳng… giàu có hết biết mà chẳng phải đổ 1 giọt mồ hôi.  Kinh tế thị trường theo kiểu cs (Việt Nam và Trung Hoa) đã làm xáo trộn các quân bình xã hội, tạo khoảng cách giầu và nghèo lớn nhất trên thế giới.

 

 

Lời đón sau

 

 

Lịch sử cận đại của Việt Nam, và như người viết đã trình bày ở phần trên, đã chứng minh nhiều lần là csvn và HCM đã hành động không khác gì lũ khỉ phải gió! Csvn bắt chước các chiêu rất độc, độc còn hơn vịt xiêm lai, của cs quốc tế.  Đi từ trò khỉ này qua trò khỉ khác, thì cũng chỉ tổ khoe cái tài làm trò khỉ thôi chứ có thấy ích quốc lợi dân được gì đâu?!  Ngày tàn của xã hội chủ nghĩa trên hành tinh này cũng không còn xa.  Ngay cả thằng em Fidel Castro râu xồm, anh hùng cách mạng vô sản của Cuba, trong lúc đang đi từng bước trên đại lộ hoàng hôn của chủ nghĩa xã hội, cũng phải ngao ngán thừa nhận là: “Chủ nghĩa cộng sản sổ toẹt.” (Socialism does not work!)

 

 

Sau khi “show” trò khỉ csvn hạ màn và đám khỉ trong bộ chính trị, trung ương đảng csvn được lần lượt cho chui cống thì có lẽ Việt Nam còn phải mất thêm khoảng 75 năm (3 thế hệ) nữa mới rửa hết các vết bẩn mà csvn đã phóng uế trên đất nước và văn hóa Việt Nam trong thế kỷ qua. 

 

 

Với  csvn, làm chuyện “Monkey see, monkey do” đồng nghĩa với “Monkey pee, monkey poo?” Ai tai!

 

 

Ậy!  “Monkey see, monkey do” tưởng chỉ là trò khỉ giải trí qua thời giờ mà lại tai hại đến như vậy sao?!

 

 

Theo tôi, đám csvn chẳng thà đừng làm gì hết còn tốt hơn (Doing nothing seems to be the best policy!)

 

 

Vài lởi thô thiển.

 

 

_____________

(1) Phụ đính

 

 

Nếu Ngày Ấy

Nếu ngày ấy bến Nhà Rồng đóng cửa
Người lang thang quay trở lại Nghệ An
Làm giáo làng hay một chân thư lại
Thì ngày nay dân đã thoát lầm than

Nếu ngày ấy, sông Sài Gòn nổi sóng
Người đang leo bỗng rớt mẹ xuống sông
Bầy sấu đói đã reo mừng ruớc bác
Thì ngày sau xương đâu trắng cánh đồng

Nếu ngày ấy trên bong tàu đêm tối
“Người lao công đang quét dọn hành lang”
Cơn sóng dữ tiễn đưa về đáy biển
Thì ngày nay quê mẹ đã bình an

Nếu ngày ấy trời Paris trở lạnh
Cục gạch hồng chẳng đủ ấm qua đêm
Bác chết cóng trên mình cô đầm nái
Thì ngày nay tổ quốc đã êm đềm…

Nếu ngày ấy, tên toàn quyền rộng lượng
Cho người vào trường thuộc địa, khỏi thi
Mẫu quốc đã có thêm Hoàng Cao Khải
Mà An Nam cũng thoát cảnh “bác đi”

Nếu nếu nếu, thêm một ngàn lần nếu
Bác chẳng đi! Đi chẳng có ngày về!
Về, thượng mã phong bờ hang Pác Bó
Thì ngày nay đâu có lũ u mê!

 

 

Caubay
(theo “caphevanhanh”)

 

  

Trần Văn Giang

Orange County

Trò Khỉ – Trần Văn Giang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *