Sự Khác Biệt Giữa

Tiếng Chuông Nhà Thờ
Với Tiếng Chuông Chùa

.

 

 

 

*

 

 

Nhìn hình thề là thấy ngay một bên hướng ngoại và một bên hướng nội; và nghe tiếng chuông vang cũng vậy !

 

 

Nếu nhắm mắt để ý lắng nghe, sẽ thấy có sự khác biệt thú vị trong tiếng nhà thờ và tiếng chuông chùa. Cả hai đều là chuông có kim loại chính là đồng; đều là loại khí cụ dùng với mục đích gây sự chú ý của con người, hướng suy nghĩ tập trung về nơi đức tin mình có, xả bỏ những áp lực, lo lắng hiện tại và chữa lành thân tâm.

 

 

Bây giờ hãi nhìn vào thiết kế và cơ cấu hoạt động của từng loại chuông.

 

 

1. Chuông Nhà Thờ

 

 

Nguyên chất từ đồng đỏ và đồng vàng, chế tạo khó hơn chuông chùa, thời gian nóng chảy khi đúc lâu hơn, chiều dài của chuông ngắn hơn nhưng độ dày và trọng lượng nặng hơn. Phần miệng loe ra, hoạt động bằng cách rung đẩy chuông để con lắc tác động vật lý từ bên trong… Đặc biệt chuông luôn được đặt rất cao so với mặt đất.

 

 

Nếu phân tích theo ngũ hành thì Chuông Nhà Thờ có:

 

 

Con lắc (Kim) + chuông (Kim) + hành động rung lắc nhịp càng nhanh về sau theo thể động (Thủy) + vị trí trên cao giúp khuếch đại âm thanh vang xa theo chiều hướng ngang (Hỏa) = Âm Chủy vang nhiều vọng ít kết thúc nhanh – Sự Hỷ lạc.

 

 

Tiếng chuông nhà thờ âm vang nghe sẽ giống như:

 

 

“Đi… đi… đi… ta đi… ta đi…” (?)

 

 

Hãy xin, sẽ được; hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở. – Theo Kinh Thánh Mt 7:7.

 

 

Tiếng chuông thúc giục con người hãy thay đổi đi, mở rộng lòng ra, đi tìm chân lý, học hỏi và thực hành đức tin của mình – chủ tâm hướng ra bên ngoài (Ngoại).

 

 

2. Chuông Chùa

 

 

Chế tạo từ đồng có khi pha trộn thêm thiếc, thời gian nóng chảy đúc nhanh hơn; kết cấu thân dài không loe vành, sử dụng chày gỗ tác động từ bên ngoài và treo không quá cao so với mặt đất.

 

 

theo Ngũ hành thì có:

 

 

Chuông (Kim) + chày (Mộc) nhịp không nhanh chuông đứng im không rung lắc theo thể tĩnh nên âm thanh theo chiều hướng thẳng đi xuống (Thổ) = Âm Thương trầm độ vang ít nhưng độ vọng nhiều kết thúc lâu – Sự Định tâm .

 

 

Khi nghe Tiếng chuông Chùa sẽ thấy âm vang giống như:

 

 

“Vô… vô… đi vô… đi vô…”  (?)

 

 

Canh phòng tâm thật kỹ càng,hãy tự mình cứu lấy mình, mỗi người hãy tự thắp đuốc mà đi. – Trích Kinh Pháp Cú câu 155 -327.

 

 

Tiếng chuông Chùa là lời nhắc nhở mỗi người hãy thực hành thiền minh sát “Vipassana” mỗi ngày để quán chiếu bản thân trên con đường giác ngộ – hướng nội tâm, bản thể.

 

 

Hai tiếng chuông nghe thoáng qua thì giống nhau nhưng thực ra lại khác hẳn nhau.  Nếu phân tích theo 6 tần số điện từ âm thanh Solfeggo thì thấy:

 

 

Tiếng Chuông Nhà Thờ theo âm hưởng “Sol-La” có tần số từ 529 – 890hz đánh thức giác quan, kết nối cộng đồng, tăng cảm xúc và cân bằng suy nghĩ theo hướng tích cực.

 

 

Tiếng Chuông Chùa theo âm hưởng “Rê – Mi” với tần số từ 417 – 569hz giúp loại bỏ các tắc nghẽn tâm thức, cân bằng ADN, thôi thúc tình cảm và xả bỏ sự phức tạp.

 

 

Tùy vào cơ chế hoạt động mà tạo ra tần số tác động riêng biệt.

 

 

Hãy lắng nghe âm thanh của các tiếng chuông vang để hiểu thêm về cuộc sống… rồi sẽ thấy cuộc đời này đẹp làm sao!

 

 

Trần Văn Giang (st)

 

Sự Khác Biẽt Giữa Tiếng Chuông Nhà Thờ Với Tiếng Chuông Chùa – Trần Văn Giang (st)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *