Nước Hạt Lựu

.

Kiều

 

*

 

Lời giới thiệu

 

 


Chúng ta cùng dành một chút thời giờ nhàn rỗi, thử tìm hiểu ý nghĩa của 2 câu thơ nghe rất quen thuộc sau đây (trích trong ‘tuyệt tác’) “Truyện Kiều” của văn hào Nguyễn Du:

 

“Này con thuộc lấy làm lòng
Vành ngoài BẢY CHỮ, vành trong TÁM NGHỀ”

(“Truyện KiềuCâu thứ 1209 và 1210  v/v Tú Bà dạy Kiều nghề chơi)

 

 

* Xin đặc biệt lưu ý

 

Đây là chuyện văn chương người lớn.  Loại chuyện cấm trẻ em dưới 35 tuổi.  Nếu quý vị thấy nội dung không thích hợp thì xin dừng ngay ở đây, bỏ qua không nên đọc những dòng kế tiếp của bài này. 

 

Đa tạ.

 

 

TVG

 

 

*

 

 

Tưởng đâu là chuyện đại sự, to lớn… Ai dè đây chỉ là những mánh khoé của gái làng chơi, “ca-ve,” các chị em ta cư xử với khách, từ bề ngoài cũng như trong lúc hành lạc.  Thiệt tình!!!

 

 

Theo truyện “Kim Vân Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân (bên Tầu) thì Tú Bà, trong sự nghiệp “đưa người cửa trước, rước người cửa sau” vì muốn thủ lợi tới mức tối đa, có nghĩa là làm mọi cách để lấy hết tiền bạc, tài sản cơ nghiệp của khách làng chơi, đã truyền những mánh khóe, bí quyết, thủ đoạn cho các nàng Kiều (?) khi còn làm việc cho mụ ở lầu xanh nằm tuốt luốt sâu trong phố đèn đỏ.

 

 

Theo giọng điệu của Tú Bà thì “Vành Ngoài” là cách ứng xử “bên ngoài” qua lời nói, lời hát, cử chỉ (cái liếc mắt, sự nũng nịu…) để gây và giữ cảm tình của khách đến chơi.

 

 

Bảy Chữ” của “vành ngoài” gồm lần lượt từng chữ một như sau:

 

 

1.Khấp: tức làkhóc.” Khóc giả bộ thương yêu, quyến luyến làm khách không muốn rời. Tuy là khóc giả nhưng phải khóc có nước mắt như thật… Chiêu này xem ra rất dễ (các chị em ta già trẻ nào làm cũng được!) vả lại khách đàn ông dù gan dạ lì lợm cách mấy cũng phải mềm lòng trước nước mắt đàn bà.  Các em chỉ việc lau mắt bằng khăn có thấm nước gừng hay dầu “Nhị Thiên Đường” thì nước mắt cứ thế tuôn xối xả như thác, lau không kịp.

 

2.Tiện: là “cắt.” Cắt một ít tóc của mình và một ít tóc của khách; trộn chung lại rồi chia hai; mỗi người buộc vào cánh tay để tỏ ý muốn kết tóc se tơ (duyên) cho bền chặt. Cách này hơi xưa.  Nhiều lúc rất khó áp dụng, khó thực hiện được vì làm không khéo coi ra có vẻ hơi… vô duyên.  Các em có thể tùy hoàn cảnh “cải tiến” đôi chút cho hợp lệ tình trạng… Chẳng hạn như mua sẵn một số hàng kỷ niệm thường đi cặp đôi với nhau như hai chiếc áo giống nhau, cặp nhẫn, đôi vòng đeo tay… rồi tặng cho khách một cái, còn phần mình đeo  / giữ 1 cái để nhắc nhở khách phải luôn luôn nhớ đến mình mà trở lại.

 

 

3.Thích: là “xăm.” Dùng mực xạ xăm tên người khách vào bắp tay hoặc bắp đùi mình để khách trông thấy cho là mình chung tình.  Cách này hơi châm à nhe (Ouchie!)…. Bởi vì mỗi ngày em tiếp độ 10-15 khách mà cứ gặp khách là xăm vài vố trên mình thì chỉ độ một tháng thì hết đất, không còn chỗ nào trên người để xăm!  Tốt nhất là khi gặp cỡ “đại gia” thì ráng xăm OK; chứ khách xoàng xoàng thì cũng chẳng nên làm.  Ngay cả với khách “đại gia” cũng cần cân nhắc cho kỹ; lý do là không dại gì nuôi mãi một khứa.  Hôm nay “Đại gia,” ngày mai buôn bán thua lỗ thành “Tiểu tiện” thì thiệt thân.  Vả lại xóa xăm (de-tat) làm lại cũng không phải là chuyện dễ như lấy đồ trong túi ra! Tốn kém và đau đớn lắm giời ạ!

 

 

4.Thiêu: là “đốt.” Đốt hương (nhang) giả bộ thề nguyền rồi chích hương nóng vào đầu, bụng và tứ chi mình và đầu, bụng, tứ chi của khách để tỏ dạ chung tình. Các em thuộc loại cao thủ thâm niên mới dám chơi chiêu đau đớn đốt da thành thẹo này…  Cách “Thiêu” này cũng phải nên “tuyển lựa tài tử” y như cách “Xăm.”  Không phải đụng đâu thiêu đó, xấu xí lắm…  Có sáu vị trí trên người, còn gọi là “sáu huyệt,” được đề nghị để thiêu:

 

a)- Bụng kề bụng gọi là “chính nguyện đồng tâm.”

b)- Đầu chụm đầu gọi là “chính nguyện kết tóc.

c)- Tay tả mình liền khít với tay tả khách gọi là “hứa nguyện liên tình bên tả.”

d)- Tay hữu mình liền với tay hữu khách gọi là “hứa nguyện liên tình bên hữu.

e)- Đùi tả mình khít với đùi hữu khách gọi là “hứa nguyện giao đùi bên tả.

f)- Đùi hữu mình khít với đùi tả khách gọi là “hứa nguyện giao đùi bên hữu.

 

 

5.Giá: Kết hôn. Hứa lấy khách làm chồng. Chỉ giả đò thề hẹn, bàn cách lấy nhau (y như thật!).  Cách này cũng dễ và hữu hiệu.  Ngay cả với khách đã có vợ con rồi cũng cứ hứa bừa xin làm vợ lẽ cũng chẳng chết thằng Tây nào…  Nhưng mà chớ dại dột có con với khách vì chả có anh hùng hào kiệt nào vào đây mà lại muốn có “trách nhiệm dài hạn” với gái… Get real!

 

 

6.Tẩu: là “chạy, rút dù!” Giả rủ khách cùng đi trốn. Khi khách chơi đã hết tiền nhưng còn quyến luyến mình không nỡ rời, phải giả cách rủ khách cùng đi trốn; đó là một cách “tống cổ” khách êm thắm (khách không có tiền đâu dám đi trốn… Đi trốn thì chỉ có ăn mày!)  Kiểu này coi dễ mà khó.  Trường hợp khách thuộc loại “điếc không sợ súng, cùi không sợ lở” có nghĩa là đã hết của nhưng vì em đã làm cho mê mẩn, vẫn thực tình muốn đi trốn với em thì em phải xử làm sao?  Dễ ẹc!  Hẹn khách đến một chỗ nào đó, rồi ngầm báo (nhờ Tú bà đưa trước phong bì) công an bắt về tôi ăn trộm là xong phim! (Công an cs sẽ sáng tác bản cáo trạng rất đẹp “in no time!” – nghề của chàng.)

 

 

7.Tử: là “chết.” Đòi chết để tỏ ra chung tình với khách. Giả bộ đòi chết thôi, chứ không phải chết thật đâu mà tưởng bở.  Thề thốt là “nếu không tin thì sẽ xin chết ngay trước mắt” khách.  Cao kế hơn là làm bộ rủ khách cùng chết với mình.  Bố bảo!  Vào chơi gái đã sợ bị lính bắt thấy mẹ rồi; nói chi đến chuyện xa xôi sẵn lòng cùng chết lảng xẹc với gái tại nhà chứa!

 

 

Bảy Chữ” vòng ngoài như ghi trên đây chỉ là mánh khoé giữ khách mà các em nhà nghề (của cái nghề cũ kỹ nhất trên hành tinh) cư xử ở bên ngoài.

 

 

Còn “Tám Nghề” vòng trong là cách hành lạc, nghệ thuật làm tình (lovemaking technics trên giường, kỹ thuật phòng the).  Có nhiều nguồn cho rằng “Tám nghề” này chẳng qua là tám vị thế căn bản làm tình (sexual positions) trích từ “Tố Nữ Kinh,” một dâm thư nổi tiếng của Trung Hoa – một pho dâm thư, chỉ dành riêng cho tầng lớp thuợng lưu, trưởng giả phong kiến của Trung Hoa lúc trước.  Ngày nay “Tố Nữ Kinh,” đã được bạch hóa để dân gian đọc tìm hiểu, suy gẫm.  Tôi ráng tìm đọc cho bằng được “Tố Nữ Kinh,” thì thấy bắt đầu từ trang 30 có liệt kê tổng cộng 12 vị thế chứ không phải 8 (tám nghề) như Truyện Kiều đã nói qua:

 

 

Lưu Ý:

 

Đề nghị đọc giả nên đọc qua cuốn “Tố Nữ Kinh” cho biết bằng cách “Googling” 3 chữ “Tố Nữ Kinh.”   Tôi không dám trích trực tiếp từ cuốn sách này vì thấy quá “graphic.”  Tuy nhiên, tôi phải nêu cuốn sách này ra đây vì muốn cho câu chuyện được trọn vẹn….

 

 

TVG

 

 

*

 

 

Ngoài ra, phần lớn các nguồn khác được chấp nhận nhiều hơn, đã giải thích “Tám Nghề” của Tú Bà dung cho “on the job training” như sau:

 

1- Kích Cổ Thôi Hoa, đối với người có “súng”…  bé, súng ngắn (nòng), dùng phép “Đánh trống giục hoa.

 

2 – Kim Liên Song Tỏa, đối với người có “súng”… to (thuộc loại “top-gun! Cỡ tảng thần!  dùng phép “Sen vàng khóa xiết chặt hai vế.

 

3- Đại Triển Kỳ Cô, đối với người “tính nhanh” (high frequency – nhịp giã gạo cứ như trống dồn) dùng phép “Mở tung cờ đánh trống.

 

4- Màn Đã Khinh Sao, đối với người “tính khoan” (low frequency, – nhịp giã chầm chậm, khoan thai nhát một) dùng phép “Đánh chậm rung nhẹ.”                                      .

 

5- Khẩn Soan Tam Trật, đối với người mới “vỡ lòng” (loại súng mới ra lò được bắn thử lần đầu, súng mới mở mắt) dùng phép “Ôm chặt ba chân – Ba bậc đổi thế.”

 

6- Tả Chi Hữu Trì, đối với người không dai sức (hết tiền trước khi vào chợ!) dùng phép “Tay trái giữ, tay phải ôm – đỡ dần buộc chặt.

 

7- Tả Tâm Truy Hồn, đối với người dai sức (đã hết kẻng 2-3 lần rồi mà vẫn còn tà tà làm “overtime” y như quảng cáo cho pin hiệu “Energizer” – It goes on and on and on…) dùng phép “Khóa lấy tâm, theo dõi thần hồn.”                                .

 

8- Nhiếp Thần siếm Tỏa, đối với người “mê sắc” (có phải là mê mẩn sắc dục?!) dùng phép “Thu hết tinh thần, dềnh dàng cướp vía.

 

 

Riêng chuyện “Cái ngàn vàng thiệt” và “Cái ngàn vàng giả” qua 2 câu:

 

 

“Nước vỏ lựu, máu mào gà

Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên.”

(“Truyện KiềuCâu thứ 836 và 837 v/v Tú Bà dạy Kiều nghề chơi theo kiểu “đánh lận con đen.”)

 

 

Thì xin mời quý vị vui lòng đọc thêm để rõ hơn qua cái “link” ngay bên dưới đây:

 

 

http://ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/tinhduc/87-12.htm

 

 

Với nghệ thuật đi khách phối hợp cà trong lẫn ngoài; quyến rũ đam mê và kỹ thuật tinh vi, Tú Bà thật sự là một Sư Mẫu, một cao thủ vô địch trong ngành nghề “thương mại tình dục” (commercial sex)…  Mà chẳng riêng gì ngành thương mại (Commercial) mà ngay cả chuyện “hạnh phúc gia đình” (home making) có nhiều điều rất thực tế có thể tham khảo từ các bài bản mà Tú Bà đã dùng để huấn luyện nhân viên của “Kiều & Company” này!  Có nhiều quảng cáo mà khi phát hình, người làm quảng cáo đã phải nhắn trước là “Do not try to do this at home!”  Lời “cảnh báo này không cần thiết trong lời dạy nghề của Tú Bà vì chỉ dẫn của Mụ đã quá đầy đủ chi tiết…

 

 

 

Lời kết

 

 

Như vậy câu hỏi được người viết đặt ra là:

 

“ ‘Truyện Kiều’ của ta có phải là ‘dâm thư’ hay không?” 

 

Nếu câu trả lời là “Yeah! Cha nội còn phải hỏi! ” thì bố già Phạm Quỳnh kể ra cũng đã đi hơi quá đà khi ông đọc “Bài diễn thuyết về Truyện Kiều” nhân lễ kỷ niệm ngày giỗ Nguyễn Du vào ngày 8 tháng 12 năm 1924, tức ngày mồng 10 tháng 8 năm Giáp Tý do Hội Khai Trí Tiến Đức của ông tổ chức. Bài được đăng lại trên Tạp chí Nam Phong số 86.  Trong đoạn kết của bài này, ông nói một câu “bất hủ” (và còn gây tranh luận cho đến ngày nay!) là:

 

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn…”

 

Mà có thiệt vậy hôn nè tía???  Tiếng ta và cả Nước ta đã có và còn từ lâu, từ khuya rồi trước khi “Truyện Kiều” được Nguyễn Du sao chép dịch sang tiếng Nôm từ chú Ba Thanh Tâm Tài Nhân (bên Tầu) cơ mà?!  Tại sao phải chờ mãi đến năm 1924 thì bố Phạm Quỳnh mới nhắc tuồng nghe rất trái quẻ Tam Tông Miếu như vậy?

 

 

Đến ngay Văn hào Nguyễn Du có lẽ cũng chỉ có chủ tâm soạn “Truyện Kiều” dùng cho việc ngâm nga giải trí qua các dịp trà dư tửu hậu của các cụ đồ Nho chưa hề biết đến “Viagra” là gì (cực chẳng đã, mấy cái thang thuốc Bắc và thuốc Nam rất mất công nấu đi nấu lại mà công hiệu quá chậm chẳng đi đến bến nào?!  Lúc nấu xong thì em Kiều đã đi đâu mất đất rồi!) vì trong hai câu kết thúc Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhắn nhủ rất nhẹ nhàng, giản dị:

 

 

“Lời quê góp nhặt dông dài,

Mua vui cũng được một vài trống canh.”

 

 

Trong khi đó “Truyện Kiều” lại được Bộ Giáo Dục VNCH chọn lựa, đem dạy cho đám học trò 13-16 tuổi trung học?!  Kể cũng hơi ốt dột…  Không biết các cô giáo Việt Văn thơ mộng phải giải đáp các câu hỏi tinh nghịch của cái lũ “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” cách nào cho êm thắm…

 

 

Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là… ! Đây chỉ là một vài câu chuyện nhỏ thô thiển, đậm tính “dung tục…”  Một loại văn chương bình dân giáo dục nước ta.  Nếu nghe không dzô, xin quý vị thức giả… thật (không phải thức giả giả!) tiện tay xóa dùm làm phước.

 

 

 

 

Trần Văn Giang

 

Nước Hạt Lựu – Trần Văn Giang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *