Vì Sao?

 .

*

Anh có ở lại đây một trăm năm,

Ăn gà tây, uống “Coca,” cũng không thành Mỹ trắng.

Anh có ở lại đây một ngàn năm,

Cắt cỏ dang nắng, cũng không thành Mỹ đen.

Tiếng Anh tiếng U nay chắc anh nói cũng đã quen,

Nhưng đến bao giờ mới phai mùi nước mắm.

Anh có muốn ở lại suốt đời?

Để mỗi lần đi cày về anh tắm,

Chỉ tắm dưới vòi sen

Những người đồng hương anh vừa quen hôm qua,

Ngày mai có thể trở thành kẻ lạ.

Những người thường làm mặt lạ,

Lại có thể bá cỏ hôn anh,

Nếu anh lên nhanh, nếu anh trúng số.

Ôi cái xứ sở xô bồ,

Lắm người qua hơn hai mươi năm

Vẫn còn bị hố.

Hàng xóm, láng giềng, nhà nhà lố nhố,

Nhưng chẳng ai thèm biết tên ai.

Xe của ai nấy đi,

Nhà của ai nấy đóng kín mít.

Tết tây tết ta, lễ tạ ơn tạ nghĩa,

Chẳng hề qua lại hỏi thăm nhau.

Thỉnh thoảng gặp nhau trên đường đi,

Cũng đặt bày làm người lịch sự,

Mấp máy nói hai nói ba, chào nhau,

Như chào cái cột cờ di động.

Đường phố, phi trường, núi rừng, ruộng đồng quá rộng,

Mà lòng con người đa phần tôi gặp,

Lại nhỏ bé đến li ti,

Nhỏ bé đến dị kỳ,

Nhỏ bé còn hơn những gì nhỏ nhất!

Thế mà từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi,

Thế mà từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về… vĩnh viễn!

Vì sao? Vì sao?

 

Xuyên Sơn

 

*

Thơ đáp lại của Kế Đô

.

 

Tớ chẳng muốn ở đây một trăm năm

Vì muốn trở thành người Mỹ trắng.

Tớ cũng chẳng muốn ở đây một ngàn năm

Để lao động như những người Mỹ đen.

Tiếng Anh, tiếng Việt tớ nói cũng khá quen

Nhưng đó là ngôn từ dùng trong giao dịch.

Nếu có phải ở đây đến khi nào viên tịch

Thì cũng phải đi làm với một mục đích

Để nâng cao nếp sống của con người.

Người đồng hương, hay người lạ ở trên đời

Đâu cũng vậy, có kẻ hèn người tốt.

Họ thương anh chẳng vì anh lắm bạc

Hay vì anh được cất nhắc làm to.

Chớ có lầm là nước Mỹ xô bồ

Khi thấy mỗi người mỗi nếp sống tự do

Đèn ai nấy rạng họ không nhòm soi mói

Trừ phi anh mở cửa đón họ vô

Anh trách mọi người sống rất thờ ơ

Gặp nhau chỉ lầm bầm vài câu nhạt nhẽo

Như những người học đòi làm lịch sự

Và ở nơi này cái gì cũng bự

Nhưng những người đa phần anh gặp

Lại có một tấm lòng đê tiện li ti

Vậy thì ai là kẻ đã lì xì

Hàng tỉ bạc cho quê nhà ăn Tết?

Cuối cùng như để thay lời kết

Anh lớn tiếng đặt câu hỏi vì sao?

Vì sao?

Từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi?

Xin thưa:

Vì quê nhà kiếp sống chẳng ra gì

Đảng Cộng Sản đang đè đầu dân đói khổ

Nuôi một lũ cán ngu, loài sâu bọ

Đục khoét làm giầu, cướp đất công khai

Cột đèn kia cũng muốn tếch ra ngoài!

Vì sao?

Từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về vĩnh viễn

Xin thưa:

Vì tầm nhìn của anh còn thô thiển

Lập luận một chiều, óc nô lệ còn cao

Anh chưa hiểu gì về chúng tôi, người tị nạn

Chỉ trở về vĩnh viễn khi không còn Cộng Sản

Chớ ngu si gì về làm bạn với đười ươi!!!

 

Kế Đô

 

*

 Trả Lời Vì Sao

.

Dù phải ở lại đây đến ba trăm năm

Nếu Việt Nam vẫn còn trong tay cộng sản

Tôi vẫn không về thăm cố quốc Việt Nam

Nói chi  “trở về… vĩnh viễn!”

Anh vẫn biết vì sao tôi vượt biển !?

Dù phải ở lại đây đến ba ngàn năm

Tôi vẫn không về sống chung với loài cộng phỉ

Chín mươi triệu dân Việt Nam rất hiểu

Chỉ có bọn anh

Giả điếc giả ngơ, hỏi vơ hỏi vẩn

Vì sao? Vì sao?

Vì con người khi được tự do

Có ai chọn sống chung với loài quỷ đỏ ?

Lũ vô thần lòng lang dạ sói

Bán nước buôn dân

“Xuất khẩu” lao động, lao nô

Bán đàn bà trẻ con cho Phi cho Tàu 

Ăn chận tiền viện trợ nhân đạo

Cướp đất giành nhà, hành hạ dân oan

Chiếm chùa phá miếu, kéo sập nhà thờ

Đào mả cuốc mồ

San bằng nghĩa địa

Xây cao ốc, khách sạn, đón khách ngoại quốc vãng lai

Làm giàu cho chủ tịch, thủ tướng… các “ngài”

Để họ trở thành tỉ phú

Tiền rừng bạc biển, gởi con du học nước Mỹ, nước Nga

Trong lúc dân lành nghèo khổ xót xa

Tay lấm, chân bùn,

Bươi rác móc bọc

Thế nên “từ quê nhà còn lắm người ao ước ra đi”

Thế nên “từ quê người vẫn chưa có mấy ai thích trở về… vĩnh viễn !”

Và “nếu cột đèn biết đi,” nó cũng “nhất trí” tìm đường vượt biển!

Vì sao? Vì sao ?

Anh đã hiểu chưa nào ?

Hay vẫn còn hỏi ngơ hỏi ngẩn như một anh chàng giả đui giả điếc… Bưng Bô.

 

Kế Đô

 

 

Trần Văn Giang (ghi lại)
.

Vì Sao? – Xuyên Sơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *