Cải cách chữ Việt và “Chơi Chữ”
.
.
*
Cải cách chữ Việt, tiếng Việt: Lá bài lật ngửa cuối cùng trong hành trình sát nhập Việt Nam vào Quốc Cộng Tàu.
.
.
Chỉ còn khoảng 800 ngày nữa là đến năm 2020, năm nước Việt Nam trở thành một tỉnh hoặc một khu tự trị của Hán Tàu Quốc Cộng. Do vậy các thủ tục sát nhập trở nên cấp tập và ráo riết hơn lúc nào hết. Trong năm 2017 có tới 27 văn bản thỏa thuận, hợp tác đã được nước Việt Nam và nước Quốc Cộng Tàu ký kết. Trong đó có văn bản cán bộ cao cấp nhất nhất phải được đào tạo tại Hán Tàu Quốc Cộng và sự hợp tác giữa các cơ quan báo chí truyền thông và văn hóa, là hai loại hợp tác quan trọng nhất. Những văn bản có tính chất khung này được xem là những thủ tục cuối cũng trên con đường sát nhập sau những thỏa thuận về hợp tác an ninh, quốc phòng, về hợp tác đầu tư. Trong đó, các vị trí xung yếu của đất nước như rừng đầu nguồn phía Bắc, Tây Nguyên và dọc theo các tỉnh miền Trung đã được Quốc Cộng Tàu xây dựng hạ tầng đồn bốt và đã ém quân tướng xong xuôi. Nước Việt Nam dài thượt như một con rắn đã bị Quốc Cộng Tàu chặt ra từng khúc.
.
Con rắn đó bây giờ có muốn quẩy cựa kiểu gì cũng không thể thoát ra khỏi gọng kìm của Quốc Cộng Tàu được nữa. Hơn thế nữa, toàn giới lãnh đạo, tướng lĩnh công an, bộ đôi, cán bộ công nhân viên chức Việt Nam, tất cả hầu như đã chấp nhận xóa sổ dân tộc Việt Nam, chấp nhận làm một tỉnh hay một khu tự trị của Quốc Cộng Tàu rồi. Đó là lý do, người Tàu đi lại nghênh ngang trên đất Việt Nam như xứ nộ lệ của họ. Họ dám làm và tự tin làm bất kỳ việc gì họ thích và muốn. Họ tự tin rằng, họ có phạm luật của Việt Nam thì cuối cùng họ cũng sẽ được thả bổng. Họ biết rằng, họ là dân nhưng là dân của thiên triều. Mà dân của thiên triều thì ít ra cũng có quyền tung tác trên nước Việt Nam ngang với tứ trụ triều đình của Việt Nam như Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc hay Nguyễn Thị Kim Ngân. Hiện thực diễn ra cũng đúng như vậy. Người Việt phạm luật Việt Nam có thể bị tử hình hay chung thân, còn ngươi Tàu thì chỉ bị cảnh cáo và tha bỗng.
Bộ sậu lãnh đạo Quốc Cộng Tàu ở Trung Nam Hải đã nắm chắc được tình hình Việt Nam không còn cửa để tồn tại với tư cách một nước có độc lập và có chủ quyền được nữa, nên mới tự tin ngửa bài, tung lá bài cuối cùng: cải cách chữ Việt và tiếng Việt mượn qua danh giáo sư Bùi Hiển công bố. Công trình này đã ấp ủ từ gần 20 năm nay, có nghĩa là nó được khởi đầu từ thỏa thuận Thành Đô năm 1990 giữa Việt Nam và Quốc Cộng Tàu.
.
Ngày nay mới chỉ là công bố cho dư luận bàn tán xôn xao và khuyến khích cho người Việt Nam ném đá cho hết sức cho mỏi tay và quen mặt chữ mới, mồm miệng ê a phát âm để rèn luyện cái lưỡi, để hơn 10 năm nữa, giai đoạn 2 Việt Nam sát nhập vào Quốc Cộng Tàu, chữ Việt, tiếng Việt cải cách sẽ nuốt chửng chữ Việt và tiếng Việt đã tồn tại trên 300 năm. Người Việt Nam sẽ nói tiếng Việt theo cách nói của chữ Hán Tàu (mời xem ảnh). Người xưa nói, chữ Việt còn thì nước Việt còn. Nay chữ Việt sắp mất, người Việt Nam nên tập uốn lưỡi phát âm chữ Việt theo cách phát âm của chữ Hán Tàu, kể như với người Tàu đã là muộn rồi đấy.
.
Phạm Thành
.
*
.
Nhớ “CHƠI CHỮ” của Lãng Nhân
(Câu Chuyện Văn Học – Trịnh Bình An)
.
.
Lúc khoảng 10 tuổi, trong nhà người viết có hai tủ sách lớn. “Chơi Chữ” là một trong số sách này. Đó là một tác phẩm biên khảo tập hợp những giai thoại nho nhỏ. Dĩ nhiên, đứa nhỏ lên mười không thể hiểu hết những câu chuyện trong đó, nhưng nhờ nhà văn Lãng Nhân đã viết với văn phong giản dị, dễ hiểu nên đứa con nít vẫn đọc được sách, tuy lõm bõm mà vẫn thích thú.
Với các độc giả miền Nam Việt Nam trước 1975 hẳn khó quên những bài phiếm luận hóm hỉnh, sâu sắc và thấm đượm tình người của cụ Lãng Nhân. Người viết tuy thuộc lớp thế hệ sau nhưng rất thích đọc những tác phẩm biên khảo cũng như các phiếm luận của cụ Lãng Nhân. (*)
.
Mở đầu tác phẩm Chơi Chữ, cụ Phùng viết:
.
“Nghề chơi cũng lắm công phu,” huống hồ chơi… chữ!
.
Chơi chữ cần có những yếu-tố không phải ai cũng gom được đủ: có học đã đành, nhưng lại còn phải có tàị.
Học có hàm-súc, mới biết dùng chữ cho rành-rẽ, dùng điển cho đích-đáng, khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài có mẫn-tiệp, mới lĩnh-hội được mau-lẹ những nét trội trong một cảnh-huống, và diễn-xuất ra một cách nhanh-chóng đột-ngột, hồ như là tự-nhiên.
.
Trong văn chương ta, có nhiều lối chơi: thơ, phú, câu-đối, tập Kiều, sử-dụng lối nào là tùy theo tình, theo cảnh, theo cách cấu-tứ mà phô diễn ra cho phù hợp với nguồn cảm-hứng trong giờ phút đó của nhà văn.”
.
Hai cách chơi chữ trong tiếng Việt được thấy nhiều nhất là Nói Lái và dùng chữ Đồng Âm Khác Nghĩa.
Do tiếng Việt là ngôn ngữ độc âm, nhờ thế rất dễ dàng trong lối Nói Lái. Hẳn ai cũng đều từng nghe câu này:
.
“Vấn đề khó khăn nhất bây giờ là chuyện đầu tiên”
.
Đầu Tiên nghĩa là Tiền Đâu.
.
Và ai cũng hiểu câu này:
.
“Bàn cho nhiều rồi thì cũng vũ như cẩn mà thôi.”
.
Khi nghe câu này lần đầu tiên, tôi không hiểu. Ngẫm nghĩ một hồi mới nghĩ ra:
.
Vũ Như Cẩn nghĩa là Vẫn Như Cũ!
.
Với phái nam, nếu được ai khen mình là Người Sáng Chói thì không nên vội mừng vì có thể họ bảo mình là Người Sói Trán.
.
Còn với phái nữ, lỡ được ai khen trông giống Hương Qua Đèo thì coi chừng họ đang bảo mình là Heo Qua Đường!
.
Và, có khi nói lái được nâng lên một mức khó hơn khi kết hợp với chữ Hán Việt. Nhà văn Lãng Nhân đã ghi lại câu nói lái sau đây:
.
Nam Đáo Nữ Phòng, Nam Bất Chính.
.
Người nam vào phòng người nữ là không chính đáng, không đàng hoàng. Vậy nếu Nữ Đáo Nam Phòng thì sao?
.
Nữ Đáo Nam Phòng, Thạch Bất Truy.
.
Người nữ vào phòng nam thì thạch bất truy? Muốn hiểu câu bí hiểm này thì phải dịch từng chữ một:
.
Thạch là Đá, Bất là Không, Truy là Theo.
.
Trong Truyện Kiều thì Thúy Kiều đã dám cả gan một mình lẻn qua nhà anh chàng Kim Trọng. Và rồi chàng Kim có “thạch bất truy”? Nhưng, Nguyễn Du đã không cho chuyện ấy xảy ra. Khi Thúy Kiều thấy Kim Trọng có vẻ lơi lả thì nàng đã ân cần khuyên rằng:
.
“Mây mưa đánh đổ đá vàng /
Quá chiều nên đã chán chường yến anh /
Trong khi chắp cánh liền cành /
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên.”
.
Do đó, dù rằng ở đây thực đã có chuyện “nữ đáo nam phòng” nhưng lại không hề xảy ra chuyện “thạch bất truy.”
.
Với các ngôn ngữ đa âm như tiếng Pháp, tiếng Anh thì việc nói lái không dễ như tiếng Việt.
.
Tuy nhiên, tiếng Anh, tiếng Pháp vẫn có thể nói lái được nếu chỉ dùng những chữ độc âm.
.
Xin đưa ra vài ví dụ:
.
No tails, toe nails.
Ready as a stock, steady as a rock.
Soap in your hole, hope in your soul.
.
Còn nói lái bằng tiếng Pháp, thì cụ Lãng Nhân cũng sưu tầm được một câu chuyện như sau:
.
Một phụ nữ Việt lấy Tây – vào thời đó người ta gọi là “Me Tây” – một hôm đi mua đồ với chồng. Sau khi cửa hàng cho biết giá, bà me Tây quay qua nói với ông chồng
.
“Très chaud, très chaud!”
.
Người chồng tưởng vợ than nóng nên vội vàng móc tiền ra trả, cầm món đồ đi ra. Nhưng khi ra đến ngoài, người vợ cằn nhằn:
.
“Giời ạ! Đã bảo đắt lắm tại sao còn mua?”
.
Ông chồng Tây ngỡ ngàng hỏi:
.
“Tôi chỉ thấy bà kêu nóng quá, có thấy bà kêu đắt quá đâu.”
.
Người vợ chán nản than:
.
“Tôi là người Việt, chẳng nhẽ chê đắt chê rẻ. Nhưng tôi đã nói với ông rồi mà, Tôi nói Très Chaud – Très Chaud tức là Trop Cher”
.
Thì ra bà vợ đã nói lái:
.
Très chaud thành Trop cher – “Nóng quá” thành “Đắt quá.”
Ông chồng Tây không hiểu, có lẽ vì người Tây không biết nói lái?
.
Thế còn chơi chữ với chữ Đồng Âm Khác Nghĩa là sao? Hẳn nhiều người đã nghe bài ca dao sau đây:
.
Bà già đi chợ Cầu Đông,
Xem bói một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!
.
Không cần giỏi chữ, một người cũng hiểu được “lợi” vừa có nghĩa “lợi ích” vừa có nghĩa “răng lợi.” Thầy bói bảo bà già vẫn “có lợi” mà. Như vậy, bà già có nên lấy chồng không?
.
Tiếng Việt có rất nhiều chữ đồng âm khác nghĩa, do đó, cách chơi chữ này dễ chơi và rất phổ biến.
.
Một giai thoại văn học nổi tiếng là câu đối chỉ có một vế của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Tương truyền, cụ thân sinh của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm có một học trò rất giỏi tên là Quỳnh – mà ta thường gọi là Trạng Quỳnh. Trạng Quỳnh thường trêu ghẹo cô Điểm. Để ngăn cản Quỳnh, cô Điểm ra những câu đối khó. Nhưng lần nào Quỳnh cũng đối lại được.
.
Một lần nọ, khi cô Điểm đang tắm thì Quỳnh gõ cửa đòi vào coi. Cô Điểm giận lắm nhưng vẫn ra một câu đối, bảo rằng nếu đối được thì sẽ mở cửa cho vào. Quỳnh hí hửng chịu ngay.
.
Câu đối đưa ra là Da Trắng Vỗ Bì Bạch.
.
Quỳnh nghĩ hoài, nghĩ mãi, nghĩ không ra. Cuối cùng đành lẳng lặng rút lui, và từ đó không còn dám trêu ghẹo cô Điểm nữa.
.
Câu đối này tại sao khó đến mức một người thông minh như Trạng Quỳnh cũng phải bó tay?
.
Da nghĩa là Bì, Trắng nghĩa là Bạch. Da Trắng là Bì Bạch.
Nhưng Bì Bạch còn nghe như tiếng tay vỗ lên da.
.
Cái khó chính là tiếng tượng thanh “bì bạch, bì bạch” này đây.
.
Về sau, nhiều người tìm cách đối lại, ví dụ như:
.
Cô Miên Ngủ Một Mình.
Cô là Một Mình, Miên là Ngủ – Cô Miên tức là Ngủ Một Mình
.
Nhà Vàng Ngồi Đường Hoàng.
Nhà là Đường, Vàng là Hoàng – Nhà Vàng tức là Đường Hoàng
.
Trời Xanh Màu Thiên Thanh.
Trời là Thiên, Xanh là Thanh – Trời Xanh là Thiên Thanh
.
Nhưng cả 3 câu này chỉ đối được nghĩa chữ Hán Việt, nhưng không thể đối với tiếng tượng thanh “bì bạch.” Do đó, cho tới nay, câu “Da Trắng Vỗ Bì Bạch” vẫn là câu đối duy nhất chỉ có một vế.
.
Xin quay lại với tác phẩm “Chơi Chữ” của Lãng Nhân.
.
Nói về cách Nói Lái, cụ Lãng Nhân sưu tầm được bài thơ “Mong Chồng” nói lái rất hay.
.
Trong bài thơ này 2 chữ sau của câu trên được nói lái để trở thành 2 chữ đầu của câu kế.
.
Mong Chồng
.
Trên đắp chăn bông, dưới đệm bông
Bỗng đêm, sực nhớ lại thương chồng
Trông thường thấy ảnh, người đâu vắng
Văng đấu đong sầu, gạt gió đông
Văng đấu đong sầu, gạt gió đông
Đống gio nhóm lạnh để mong chồng
Trông mòng suốt sáng lòng chưa chán
Chan chứa sầu tuôn một mảnh đồng
Chan chứa sầu tuôn một mảnh đồng
Động mành gió lọt chốn thâm phòng
Phong thầm giọt lệ nhờ thư gởi
Gợi thử tình xem có nhớ không?
.
Bài thơ này phải đọc theo giọng người Miền Bắc vì khi nói theo giọng Bắc thì “tê-e-rờ” (tr) phát âm như xê-hát (ch) như chữ Mong Chồng nói lái thành Chông Mòng, cũng như chữ Thương Chồng nói lái thành Chông Thường.
.
Nhưng đúng ra phải đọc Trông Mòng, và, Trông Thường. Chữ “Trông” là “tê-e-rờ” như Trông Coi, Trông Chừng. Cũng như chữ “Đống Gio” thật ra phải là “Đống Tro.” Nếu không đọc theo giọng miền Bắc thì không nói lái được.
.
Việt Nam có thổ âm 3 miền Nam, Trung, Bắc. Và nhờ thế, cách chơi chữ cũng dựa vào cách phát âm của mỗi miền. Cụ Phùng Tất Đắc kể lại câu chuyện này về Tả Quân Lê Văn Duyệt.
.
Tương truyền, một hôm Tả Quân Lê Văn Duyệt đi xem hát Bội. Trên sân khấu có hai người kép hỏi đố nhau.
.
Một anh đặt câu hỏi rằng: Đố biết vật gì vừa đực lại vừa cái?
.
Tả Quân nghĩ anh kép nói bóng gió về mình, bởi vì Lê Văn Duyệt vốn là một hoạn quan. Do đó, Tả Quân nạt rằng nếu không trả lời được thì sẽ bị chém đầu.
.
Anh kép thản nhiên trả lời:
.
“Chèng ơi, dễ dzị mà cũng hỏng bít. Cái thứ dzừa đực dzừa cái chính là Coong Thằng Lằng!”
.
Coong là cái, Thằng là đực. Thì đúng là vừa đực vừa cái. Chứ nếu nói theo giọng miền Bắc thì chỉ là Con Thằn Lằn thì đâu thể nào vừa Con lại vừa Thằng.
.
Cũng như nếu có ai bẽn lẽn thú nhận “Tui là cái thứ Chung Vô Diệm” thì xin đừng nghĩ người giống bà bà hoàng hậu xấu xí nhất trong lịch sử Trung Hoa. Và nếu bà Chung có sống lại cũng sẽ rất ngỡ ngàng khi thấy tên mình được đem ra để ám chỉ cái tật khó nói của phái nam. Thậm chí bà ta cũng sẽ chẳng nhận ra tên mình khi nó được đọc theo giọng Miền Nam là Chung Dzô Dzịm!
.
“Chơi Chữ” còn nhắc tới một giai thoại về Đồng Âm Khác Nghĩa:
.
Báo Trung Bắc do hai ông Nguyễn Đỗ Mục và Dương Bá Trạc chủ trương, một lần đã ra câu đối như sau:
.
Vợ cả vợ hai, hai vợ cùng là vợ cả.
.
Nghe tưởng chừng đơn giản phải không? Nhưng thật ra là một câu đối rất lắt léo
.
Chữ “cả” theo miền Bắc có nghĩa là “lớn,” cũng có nghĩa là “cùng.” Câu này có 2 nghĩa: Nghĩa thứ nhất:
.
Vợ lớn vợ nhỏ gì đều cùng là vợ. Nhưng nghĩa thứ là: Vợ lớn vợ nhỏ đều cùng là vợ lớn, đều quan trọng không kém gì nhau.
.
Khó thế nhưng vẫn có nhiều người gởi câu đối về tòa báo. Và, câu đối được chấm giải nhất là câu sau đây:
.
Con nuôi con đẻ, đẻ con há cậy con nuôi.
.
Chữ “con nuôi” ở đây có hai nghĩa. Khi dùng làm danh từ, “con nuôi” là người con mình nhận nuôi. Khi là động từ, nghĩa là con cái nuôi mình. Do đó, câu này có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất:
.
Giữa con nuôi và con đẻ, mình không nên nhờ cậy người con nuôi. Nghĩa thứ hai, mình có hai đứa con, vừa con nuôi vừa con đẻ, nhưng một khi đã đẻ con ra được thì chẳng cần nhờ tới đứa nào nuôi hết (há cậy nghĩa là chẳng cần nhờ cậy).
.
Đọc tới đây, hẳn quý vị sẽ đồng ý với câu nói của cụ Lãng Nhân, rằng:
.
“Nghề Chơi cũng lắm công phu, huống hồ là Chơi Chữ.”
.
(*) Nhà văn Lãng Nhân – Phùng Tất Đắc ngoài biên khảo còn là tay viết phiếm tài hoa. Ông nổi tiếng với các truyện phiếm khôi hài nhưng thâm trầm như Trước Đèn, Chuyện Cà Kê… Ông cũng đã để lại cho đời những tác phẩm sưu khảo công phu như Chơi Chữ, Giai Thoại Làng Nho… Phải chăng chính hoạt động biên khảo đã giúp văn ông thêm sâu sắc, duyên dáng? Và có lẽ đó là một bài học quý giá cho những ai theo nghiệp văn chương.
.
Trong “Chơi Chữ” có được bài thơ đặc biệt của cặp tình nhân tiếng tăm và cũng đầy tai tiếng, đó là nhà thơ Alfred de Musset và nữ sĩ George Sand, cho thấy hai nhà thơ Pháp này không những làm thơ hay mà chơi chữ cũng hay nữa.
…
Trịnh Bình An
.
Nguồn: http://phonhonews.com/nho-choi-chu-cua-lang-nhan-cau-chuyen-van-hoc-trinh-binh/
.
Trần văn Giang (st)
Xin phép quý vị cho tôi đăng lại bài này ở: https://nuocnha.blogspot.com
Xin cảm ơn trước
Xin quý vị cứ tự nhiên.
Thân
Moderator
Vâng! Xin tùy tiện.
TVG
My pleasure.
Moderator