Chó má!
.
.
Sơ lược về nguồn gốc của chó
.
Tuy đã có nhiều giả thuyết, nhưng trong thực tế người ta cũng chưa biết chính xác lúc nào chó xuất hiện và từ đâu chó bắt đầu sống chung với con người. Chỉ biết là tổ tiên của chó nhà (“domestic dogs”) là chó sói (“wolf”). Tất cả chó nhà, chó sói, các loại chồn cáo… đều xuất xứ từ chung một gia đình: Đó là Họ “Canidae.”
.
Qua nhiều giai đoạn, chó nhà biến thể từ chó sói có lẽ nguyên thủy xuất phát từ vùng Trung đông, Đông á hay Siberian (?) Các nhà nhân chủng và khảo cổ học ước chừng chó nhà đã có mặt trên hành tinh khoảng 12,000 đến 18,000 năm rồi… Nghĩa là ngay sau khi con người bắt đầu biết sống định cư một cách thường trực chứ không thích sống lối du mục lang bạt như trước. Tuy vậy, không có nghĩa trước đó không có chó. Một tài liệu khảo cứu mới đây xuất bản đầu năm 2013 nói là chó sói và chó nguyên thủy đã được tìm thấy trong “Siberian fossil” cỡ 36,000 năm rồi; căn cứ trên các thử nghiệm DNA.
.
Nhìn hình dạng các loại chó “Bẹc-giê” Đức (German Shepherd,) Huskies, chó Eskimo (và cả bác Hù nữa!?)… chúng có khuôn mặt giống như chó sói; mặc dù tính tình và cách sống của chúng (chó nhà) không có gì giống chó sói nữa…
.
Không thể phủ nhận được là chó có nhiều khả năng rất đặc biệt và chó đã giúp đở con người qua rất nhiều phương diện khác nhau trong đời sống hàng ngày: từ vấn đề săn bắn, chăn lùa gia súc (cừu, bò, gà, vịt, ngỗng…); cho đến nghiệp vụ cảnh sát (ngửi / đánh hơi tìm phát giác chất nổ, ma túy, xác chết…); giải trí (đua chó, tranh đua thi chó đẹp, chó xấu, chó kiểng…); kéo xe (chó Eskimo); dẫn dắt người mù lòa; bắt cả chuột quanh nhà (chó Phú quốc)…
.
Chó là con vật có nghĩa nhất so với tất cả động vật sống chung quanh con người. Chó biết phục tùng và phục vụ chủ rất tận tình mà vẫn bị người (chủ) đem ra quạt chả chó dài dài… Đã vậy con chó còn bị con người dùng tên “chó” để chửi con người khác rất thậm tệ. Chẳng hạn như:
.
“Đồ chó!”
“Đồ chó chết!”
“Đồ chó đẻ!”
“Đồ chó dại!”
“Đồ chó ghẻ!”
“Đồ chó điên!”
…
Chó Ta
.
(Quán thịt Chó ở Hà Nội – Tôi đếm thấy có 9 con chó bị mần thịt một lúc nằm trên bàn.
– Giời ạ! Dân Việt xơi 5 triệu con chó 1 năm: Chuyện không nhỏ! )
.
Chó sống ở Đông phương, Á châu có lẽ thuộc loại chó xấu số, xui xẻo tận cùng bằng số…. Trên mảnh đất phía Đông quả địa cầu, chó bị con người bạc đãi hết chỗ để nói, không còn đủ chữ nghĩa để diễn tả… Thiệt tình! Con người đối xử tệ với chó còn tệ hơn là… chó.
.
Ở thế kỷ 21, nếu quý vị có may mắn sống ở nước ngoài lâu rồi, và không phải là một tay ăn thịt chó mà có dịp thấy một mảng thịt chó to tổ bố, hay nguyên cả một con chó đã thui nhe hai hàm răng trắng, treo lủng lẳng trong tủ kiếng trước các quán nhậu, hay bày biện trên bàn, các thớt thịt ở chợ; thịt chó 7-8 món thơm phức đã nấu sẵn bày trên bàn nhậu từ Đại hàn, Trung quốc, Việt nam, Thái lan… quý vị không thể không khỏi lắc đầu ngao ngán. Còn nếu quý vị là tay thích ăn thịt chó (có lẽ quý vị cũng chẳng nên đọc bài này làm chó gì!) thì nên dành một chút ít thì giờ quan sát cái quang cảnh chó bị giết làm thịt – chó đang sống mạnh giỏi bị đập đầu bằng củi tạ rồi trấn nước cho chết, thọc huyết, thui bằng lửa rơm khói um cho đến khi nhăn răng… Hoặc lúc chó đang say sưa “măng-giê ca-ca” bên lề đường; thì có lẽ cũng sẽ nuốt thịt chó không nổi nữa… Đã đến lúc quý vị phải tìm cách cai thịt chó; y như cai thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện xì ke,…
.
Dù quý vị có tin hay không tin, tôi là dân Bắc kỳ 54 không hề ăn thịt chó, nhưng tôi có nhận xét là dân Bắc kỳ đại đa số thích ăn thịt chó (!) Họ thích thịt chó đến một mức độ khó hiểu. Quang cảnh bộ đội bắc Việt đi dép lốp, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, từ trong rừng rậm xếp hàng đi ra, nhìn thấy con chó còn sống chạy ngang qua mặt là thèm đến chẩy nước miếng rồi. Nếu cho “bộ đội cụ hồ” họ lựa chọn giữa thịt heo và thịt chó; chắc chắn họ sẽ chọn thịt chó vì có lẽ tổ tiên của chó và tổ tiên cụ hồ 500 năm về trước ở cùng chung một nhà, cùng bú chung một con chó cái…
.
Không có sẵn chó ở nhà để làm thịt, thì cứ “tự nhiên như người Hà lội” chỉ việc đi qua hàng xóm trộm chó là xong. Dân trộm chó nhà nghề thường hay đi cặp đôi (thành nhóm hai người). Họ chở nhau trên một xe gắn máy với đồ nghề gồm một cái búa (hay một thanh sắt to cứng) và một cái bao tải. Khi có con chó xấu số nào bị phát hiện đó đang đi lơn tơn đi đái, đánh dấu trên đường (“marking territories”) chẳng hạn, bọn trộm chó chạy xe lại gần. Tên ngồi phía sau xe phạng thật mạnh một búa mạnh vào đầu con chó. Sau đó chúng hốt thật lẹ con chó đã đang ngất ngư con tầu đi vào bao tải và chở đi. Cũng nên biết thêm, ở Việt Nam thời buổi này, làm lao động cật lực một ngày 8-10 tiếng chỉ kiếm được giỏi lắm vào khoảng 2-3 đô la. Trong khi một con chó sống hay chó chết có thể bán trên 100 đô la cho quán nhậu dễ dàng…
.
(Một cảnh ‘quen thuộc’ người trộm chó bị giết và bị đốt cháy cùng với xe gắn máy ở Viêt Nam ?!
Cảnh này chỉ có ở Việt Nam – Nhìn gương mặt của người bàng quang, kể cà con nít: ‘Chuyện nhỏ mà!’)
.
Nhưng nghề nào cũng có tai nạn nghề nghiệp của nó. Nhiều vụ ăn trộm chó bị dân làng phát giác, chặn bắt. Họ đập chết tại chỗ mấy tên trộm chó, rồi sau đó đổ xăng đốt cháy rụi xác chết các tên trộm cùng với xe gắn máy và chó chết… Thật rùng rợn. Cảnh chết cháy vì trộm chó này là đặc thù của chỉ có ở xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Vì ăn trộm một con chó mà bị đánh và đốt xác chết nhục nhã như một con chó thui. Kinh hãi thật!
.
Đầu thế kỷ 20, vì quá yếu về mặt quân sự, Trung hoa phải theo một chính sách ngoại giao rất nhu nhược: hòa dịu, dễ bảo, nhượng bộ các liệt cường Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào nha, Nhật bản… đến độ hết biết – đại khái là các liệt cường muốn yêu sách cái gì thì Trung hoa cho liệt cường nguyên con cái đó để cho mọi chuyện được êm thắm… y như nhà nước csvn hiện nay nhượng bộ yêu sách của Trung cộng. Miễn sao giới cầm quyền vẫn được yên ổn để ngồi vơ vét tài sản, đất đai của dân mình là chuyện tốt rồi.
.
Liệt cường thừa thế đưa quân tràn vào Trung hoa chiếm đất làm tô giới, thuộc địa… Họ đặt tòa đại sứ tại Bắc Kinh cho có lệ; mục đích chính là để để tiện điều hành các tô giới đã chiếm, và đưa thêm yêu sách quân sự, ngoại giao xử ép triều đình Mãn Thanh.
Một hôm, ông Đại sứ Anh quốc ở Bắc kinh đem biếu Từ Hi Thái Hậu một con chó nhỏ loại “Toy Pooddle” làm quà. Vài hôm sau vị Đại sứ này gặp lại bà Từ Hi trong cung điện, và nhân tiện hỏi thăm về con chó:
.
“Thưa Mẫu hậu. Mẫu hậu có thích con chó tôi biếu hay không?”
(“How do you like the dog, Your Majesty?”
.
Mụ Từ Hi trả lời:
.
“Cảm ơn Ông nhiều. Con chó mà ông cho tôi, ngon hết xẩy. Hẩu xực lớ!”
(“Oh! Thank you very much. It was delicious.”)
.
Ông Đại sứ Anh quốc hết hồn khi được thông báo về số phận của con chó được đem làm quà tặng. Không thể ngờ rằng con chó nhỏ quí phái dễ thương đã bị mụ Từ hi Thái hậu đem làm phá lấu, tiềm thuốc bắc và dùng cơm tối mất đất rồi!
.
Năm 2005 khi tôi có chuyện gia đình phải về quê cha đất tổ ở ngoài Bắc Việt Nam. Nhân chuyến đi đó, tôi đã làm một cái “tour” Hà nội – Chùa Hương cho biết sự tình. Đường xe hơi chạy chạy từ Hà nội đến Bến Đục (Bến đò ở suối Yên cách chùa Hương 3 cây số) dài khoảng 60 cây. Trên quãng đường 60 cây số này, tôi nhìn thấy bên đường cứ khoảng 2-3 cây số là có một cột khói đen cao ngút lên trời… Lấy làm lạ, tôi hỏi anh hướng dẫn du lịch (“tour guide”) là cột khói gì vậy hà? Anh ta trả lời là khói thui chó!!! Trời đất thiên địa ơi! Hèn gì không khí hít thở của cả Bắc phần Việt Nam lúc nào cũng có thoang thoảng mùi thịt chó (thui) và mắm tôm… Ngay trong thiên đường csvn, chó cũng sống không yên ổn nói chi người!
.
Chó Tây
.
(Con chó Poodle của tôi đi cắt tóc – Tốn hết $25.00 + Tips cho một ‘phi vụ’
– Cảnh này thì khó có thể thấy ở Việt Nam!)
.
Chó đã có tu nhiều kiếp cho nên mới được sinh ra ở trời Tây. Ở đây, chó được đối xử như “người bạn tốt” của con người (“The man’s best friend!”) Người Tây phương văn minh họ không ăn thịt “bạn tốt” của họ. Tôi tưởng tượng ra một mẩu đối thoại của hai tay bợm nhậu ăn thịt “người bạn tốt” (“man’s best friend”) nào đó của người mình như sau:
- Thịt này ngon quá. Mà thịt nào vậy?
- Thịt người bạn tốt của mình (“our best friend”) đấy.
- Tao thích (thịt) nó lắm…
Chỉ nghe qua đã thấy không ổn rồi… Đó có lẽ là lý do mà người Tây phương họ không bao giờ ăn thịt chó (?)
Thực tế, chó Tây được đi cắt tóc, được ăn uống thực phẩm vệ sinh dinh dưỡng, được đi bác sĩ (thú ý) để chích phòng bệnh, và được săn sóc y tế thỏa đáng khi đau ốm… Mấy bà già nhà giầu cô đơn của Mỹ còn để lại cả gia tài bạc triệu đô la cho chó trong di chúc của họ (“Will”).
Ông Bác sĩ người Mỹ của gia đình tôi có khuyên tôi là:
.
“Anh nên cho con cái của anh học làm Bác sĩ Thú y (Vet – Veterinarian) thì tốt hơn. Bác sĩ “chó” bây giờ còn làm nhiều tiền hơn Bác sĩ “người” mà lại đóng ít tiền bảo hiểm (cho ba cái vụ malpractice) và ít bị kiện tụng rắc rối (vì chó không biết nói láo).”
.
Theo báo cáo vào tháng 10/2012 (?) của nghiệp đoàn các công ty thực phẩm dành cho chó thì ở Hoa kỳ, chưa kể các thú vật khác nuôi trong nhà, có 74 triệu con chó. Mỗi gia đình Mỹ chi tiêu / mua trung bình khoảng $US165.00 tiền thực phẩm chó mỗi năm cho 1 con chó. Kỹ nghệ “đồ ăn chó” (“Dog Food Industries”) là một “big business” trị giá trên 10 tỷ đô la mỗi năm. Mỗi siêu thị của Mỹ đều có một hai dãy quầy dành riêng cho đủ các loại “đồ ăn chó.”
.
Cuối tháng 9 năm 1975, sau khi được phép ra khỏi trại tị nạn “Camp Pendleton” ở Oceanside, California, tôi tạm thời định cư ở San Diego. Đầu năm 1976, tôi tình cờ gặp lại một thằng bạn thời niên thiếu khi hai đưa còn cởi truồng tắm mưa ở Việt Nam. Anh ta vốn là Trung úy Hải Quân VNCH, được gởi qua Mỹ học ở căn cứ Hải Quân Coronado – San Diego về “Thủy bộ (học về tầu đổ bộ lính từ sông biển vào đất liền).” Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, vì tình trạng “stateless” của các sinh viên du học và người đi tu nghiệp, Hải quân Mỹ cho anh ta xuất trại Huấn luyện Thủy bộ vĩnh viễn. Anh ta sinh sống bình thường như các thường dân tị nạn cs khác ở quanh vùng San Diego. Trong câu chuyện trao đổi trên bàn nhậu, anh bạn cho tôi biết khóa học Thủy bộ của anh ta gồm có một số đông sĩ quan hải quân Việt Nam cấp bậc từ Trung úy đến Trung tá tham dự. Anh kể có một câu chuyện xẩy ra làm mất mặt bầu cua, thể diện QLVNCH như sau:
.
Trong trại lính (“training camps / barracks”) Hải quân Mỹ họ cấm nuôi chó (“pets”). Thế mà không hiểu tại sao quân cảnh Mỹ cứ thỉnh thoảng thấy trong thùng rác có các “lon” (cans) đồ ăn chó vất vào đó?… Sau khi cho điều tra, theo dõi thì quân cảnh Mỹ phát giác, bắt tại trận một bố Hải Quân Thiếu tá “a-na-mít.” Me-xừ quan tư này thèm thịt chó quá; Ông ta đi chợ Mỹ thấy họ có bán “đồ ăn chó.” Bố này tưởng lầm là chợ Mỹ có bán thịt chó đóng hộp cho nên bố ta mua một sẵn một lố hộp “dog foods” đem về trại lính để lén ăn dần cho đỡ thèm… Thiệt tình! Đến nước được đi du học tu nghiệp ở Hoa kỳ mà vẫn chưa bỏ tật thèm thịt chó!?
.
Phần tôi, vì “áp lực” của vợ con, tôi đành phải mua một con chó “Poodle” về nuôi trong nhà gọi là cho vui cửa vui nhà (sic)… Tính về sức lao động phải bỏ ra, gia đình tôi vất vả với con chó nhỏ xíu này còn hơn là lúc săn sóc ông bà nội tôi khi còn sống… Tôi đã phải đóng học phí cho nó đi học hết 4 khóa “Dog Obedience Trainings.” Hoàn tất xong mấy khóa học, con chó của tôi được cấp 4 giấy chứng chỉ tốt nghiệp có đóng dấu ký tên đàng hoàng tử tế! Không phải loại bằng tiến sỡi giả như ở Việt Nam? Nhờ mấy khóa học này mà nó biết cách đi ị đi đái đúng cách chứ không làm bậy tùm lum tá lạ trên mặt thảm trong nhà như lúc trước. Chó còn phải có “lai sờn” hợp lệ (“Dog License” / sau khi đóng một số tiền lệ phí hàng năm không nhỏ) và thẻ bài cấp bởi cơ quan thẩm quyền về chó của thành phố. Chó có lịch trình chích phòng ngừa đủ các thứ bệnh chó mà tôi phải triệt để tuân hành. Cứ vài tháng phải đem chó đi “clean” răng một lần tốn mỗi lần cũng vài trăm bạc (vì phải đánh thuốc mê chó trước khi “clean” răng!) Nhưng mà vấn đề đau đầu nhất phải là cái dịch vụ cắt tóc chó: Cứ 4 tuần con Poodle khốn lịn này cưa của tôi mất $25.00 tiền cắt tóc (cộng tiền “tips”) trong khi tôi, khổ chủ của nó, chỉ tốn $8.00 cho mỗi lần cắt tóc. Thật là bất công! Con chó này nhỏ; nhưng nó này ăn khỏe hết biết. Nó chỉ ăn thức ăn đặc biệt dành cho chó nhỏ; không thôi nó cho “bonus” ra đầy nhà ráng mà chịu… hốt!!!
.
Hồi còn sống trong các trại tị nạn do Mỹ dựng lên từ Phi luật tân cũng như trên lục địa Hoa kỳ, tôi đã nghe người ta nói chuyện với nhau đại khái là ở ngoài đời sống thật của xã hội Mỹ, có cả cái nghề gọi nôm na là “Dẫn cho đi chơi” (“Walk the dogs”) có trả tiền theo giờ. Lúc ấy tôi còn lạc hậu chưa biết trời trăng gì, cứ tưởng đây là loại chuyện khôi hài, nói nghe cho vui rồi bỏ. Ai dè sau này mới hiểu đó là chuyện có thật “chăm phần chăm” – No Joking.
.
Vốn là khi cả nhà tôi cần đi Las Vegas vài ngày “vacation” nghỉ xả hơi, thì phải gởi con chó “Poodle” vào “Dog Kennels” (một loại “motel” dành riêng cho chó !) chứ chẳng có thân nhân yêu quý nào tình nguyện hảo tâm giữ nó dùm cho vài ngày. Trong phần “services” có trả tiền mà bà chủ “Dog Kennel” cho tôi biết là mỗi ngày nhân viên của “kennel” có thời khóa biểu dẫn chó đi dạo 1-2 tiếng đồng hồ cho chó giãn gân cốt… Chứ chó Mỹ không thể nhốt nó như tù cải tạo cs 3-4 ngày liền mới cho ra khỏi chuồng… Hết ý kiến, botay.cơm. Chưa hết. Mỗi làn trở về nhà (sau chuyến “vacation”) lãnh con chó chết tiệt ra khỏi “kennel” là phải lái xe chạy thẳng ngay đến nhà thương chó vì nó ỉa chảy, nôn mửa loạn lên… Tôi có hỏi cô Vet (veterenian – Bác sĩ súc vật / chó) ở Dog hospital là lý do tại sao cứ mỗi lần tôi gởi chó vào “kennel” là nó bị ốm kịch liệt như vậy? Cô Bác sĩ chó đẹp thơ mộng giải thích cho biết là chó đã quen sống với chủ mỗi ngày rồi. Bây giờ gởi nó vào “motel” chó, nó bị “stressed?!” Thiệt tình. Chó mà cũng có chuyện bị “stressed?” Còn chó bị thọc huyết rồi đem quạt chả chó thì bị “stressed” cỡ nào? Nhiều khi tôi chỉ muốn đóng thùng gởi thẳng nó về cho mấy bố Việt cộng “xử ní” (hay giải phóng cũng được!) quạt chả chìa cho rảnh nợ…
.
Cái “văn hóa đối xử tốt với chó” của Tây phương nói chung và Hoa kỳ nói riêng không phải là hoàn mỹ… Lấy cái chuyện dắt chó đi dạo (“walking the dogs”) làm thí dụ. Nếu một người ở hành tinh khác nhìn vào việc “dắt chó đi dạo” ở Mỹ qua viễn vọng kính (“telescope”) chắc chắn sẽ họ nghĩ lầm là chó mới chính là con vật lãnh đạo ở quả đất này chứ không phải con người (!)… Thử phân tách cái hình ảnh người “chủ” chó đi lẽo đẽo đằng sau con chó, một tay cầm một bịch “plastic” đựng “kít chó” thì, con chó mới đúng là “chủ” chứ không phải con người là “chủ”… Áp dụng cho chính mình cũng vậy: Nếu mình đi dạo trong công viên mà có đệ tử nào đó phải đi phía sau mình, tay cầm một bich “kít” cho mình thì người ta sẽ nghĩ ai là chủ ai?
.
Lời kết
.
Trước đây, tôi cứ ngỡ chữ “Chó Má” là một chữ kép dùng để chửi cho đã miệng. Nhưng thực ra chữ “Má” còn có nhiều nghĩa khác nhau như tôi đã tìm hiểu như sau:
- “Má” là một chữ tượng thanh được đọc kèm theo sau chữ “Chó” để làm chữ kép “chó má” có một âm vang gây thêm sự chú ý; chứ thực sự nó không có nghiã gì cả. Tương tự như chữ “chóc” của “Chim chóc,” hay chữ “búa” của “Chợ búa…”
- Một vài dân tộc miền thượng du Bắc phần cũng gọi con chó là “Má.” Tiếng Thái cũng gọi con chó là “Tu má.”
Nhiều cao nhân còn cố gắng giải thích chữ “Chó Má” một cách bác học hơn: “Chó” và “Má” là hai loại chó khác biệt với nhau. Con “Chó” không gặm xương chó; còn con “Má” là con chó cứ “vô tư” gặm xương đồng loại rất “nhiệt liệt”…
.
(CSCĐ : Chính sách Chó Điên / Cộng Sản Chó Đẻ)
.
Con chó “Má” (loại chó gặm xương chó, xương đồng loại) ở Việt Nam bây giờ chỉ đi có hai chân và đông đảo lắm… Ra đến đầu ngõ là đã gặp loại này chó má này rồi. Có hơn 3 triệu con chó má đang tự ngắm mình qua viễn vọng kính và hiểu lầm là chính chúng mới là chủ nhân của đất nước Việt Nam; chứ không phải chủ đất nước là 90 triệu dân đi đàng sau chúng nó…
.
Qua vài chuyện “Chó Má” vừa rồi, nếu phải nói Việt Nam đang ở trong thời buổi nhiễu nhương thì cũng không có gì gọi là quá đáng.… Thiệt hôn!?
.
Trần Văn Giang
.
Nhà văn Nguyễn Viện thân mến.
Gần đây tôi cứ có cảm tưởng là mình sẽ bị bắt. Tôi muốn họ bắt tôi trong nhà, trước mắt đứa em tôi. Tôi không muốn họ bắt vào buổi trưa, vắng người. Khi đã bắt tôi , họ sẽ đánh tiếng đến ông, và sau này khi đã bị giam và qua đời, xin ông ghé qua hỏi chòm xóm tôi vài câu và viết cho đôi dòng, để tôi được ngẩng mặt .
NGUYỄN VĂN PHONG ( Đường cát- Hà Ninh- Hà Trung- Thanh Hóa- tôi đã cố gắng xử dung ymail mà không được)