Huy Chương Chì

.

HuyChuongChi

 

Lời giới thiệu

 

Nhân ngày hôm nay, Thứ Sáu 5 tháng 8 năm 2016, là ngày khai mạc “Thế Vận Hội 2016″ tổ chức tại Rio de Janeiro – Ba Tây, kính mời quý vị đọc lại một bài tôi viết năm 2012 dành cho “Thế Vân Hội 2012” tại Luân Đôn – Anh Quốc để cùng nhau suy gẫm về hoàn cảnh (xhcn) Việt Nam năm thế vận 2016.  Có lẽ cũng lại “xì hơi chết người(xhcn) (loại hơi thối) thôi…

 

TVG

 

*

 

Trong các cuộc tranh đua thể thao, người ta chỉ trao cho người thắng 3 loại huy chương: Vàng – hạng nhất, Bạc – hạng nhì, và Đồng – hạng ba… Kết thúc trận đấu mà đứng “hạng 4” thì phải về tay không; bởi vì chưa có ai nghĩ ra chuyện có nên làm thêm cái “huy chương Chì” (? hay Thau?) để trao cho người về “hạng 4…” Nhưng đây lại là cái huy chương bẽ bàng mà trên con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã siêu việt, phái đoàn lực sĩ – vi-xi bây giờ gọi là “Vận Động Viên” – nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vô địch tham dự Thế vận hội 2012 tại Luân đôn đã mang vể cho Việt Nam.

Trong kỳ thế vận 2012 tại Luân Đôn lần này phái đoàn thể thao Việt Nam dẫn dắt bởi Tổng cục Thể dục Thể thao, trước khi khai mạc tranh tài, đã tự phá cái kỷ lục của chính họ (vi-xi gọi theo kiểu “chém gió” là “đã làm lịch sử,” hay là “một bước tiến lịch sử”) về số người đi tham dự: 56 thành viên trong đó có 18 lực sĩ – (nên biết thêm ở Sydney 2000 có 2 lực sĩ, Athens 2004 có 5 lực sĩ, và Bắc Kinh 2008 có 8 lực sĩ).

Ậy! Xem cho kỹ lại con số người tham dự một chút:

56 thành viên trong đó có 18 lực sĩ.

Tức là một tập hợp mà quan (38 người) nhiều hơn lính (18 người)? Mỗi lực sĩ cần được 2 quan nhà nước kẹp hai bên nách cho yên tâm? Số quan gấp đôi số lính mà lại chỉ có 1 bác sĩ (BS Nguyễn Văn Phú)… “Đồng chí” Lâm Quang Thành, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam dự Thế vận hội 2012, giải thích ngon ơ theo kiểu “định hướng xhcn” là:

“Tỉ số quan 2, lính 1 là ‘chuyện bình thường.’ Số người của ‘chúng ta’ đi lần này không phải là nhiều mà là ‘hợp ní,’ rất ‘cụ thể’ đã được Ban tổ chức (?) cho phép và quy định (?!)”

Đ/c Lâm Quang Thành, còn khai thiệt (rất hiếm khi!) là trong danh sách của phái đoàn Việt Nam được liệt kê, đã trình cho Ủy ban Thế vận 2012, có cả 3 cán bộ / công an nhà nước (với phận sự cũng đã được ghi rõ ràng trên danh sách tháp tùng phái đoàn này…) Má ơi ! Sao “căng” quá vậy! Sau kỳ thế vận 2012 này mà nếu có được một (01) lực sĩ Việt Nam nào đó can đảm “trèo tường lửa,” liều mạng vượt qua được khỏi hàng rào an ninh công an cs để xin tị nạn chính trị thì xem ra công việc “vượt rào” này còn khó hơn là đoạt huy chương Vàng thế vận… Thiệt tình!

Nên biết thêm, các khoản tiền (hứa?) thưởng dành cho các lực sĩ, theo quy định của “nhà nước” và doanh nghiệp, là 1 tỉ đồng cho huy chương Vàng, 600 triệu đồng cho huy chương Bạc và 400 triệu đồng cho huy chương Đồng… còn cho “huy chương Chì” (cho hạng 4) thì vẫn là một ly nước lã cộng chút muối ớt hiểm… Có lẽ đi cho đông để có mặt mà chia tiền!?

Sau đây là danh sách 18 lực sĩ Việt Nam tham dự 11 bộ môn khác nhau mà tôi chạy “Google search” gần muốn chết qua hơn 20 trang web mới ghi lại tạm đầy đủ để trình đến quý vị:

1- Nguyễn Tiến Nhật: Đấu kiếm (Fencing).

2- Nguyễn Thị Ánh Viên: Bơi lội (Swimming).

3- Hoàng Xuân Vinh: Bắn súng (Shooting).
Lê Thị Hoàng Ngọc: Bắn súng.

4- Trần Lê Quốc Toàn: Cử tạ (Weightlifting).
Nguyễn Thị Thúy: Cử tạ.

5- Phan Thị Hà Thanh (trẻ nhất chưa tới 16 tuổi): Thể dục dụng cụ (Gymnastics).
Đỗ Thị Ngân Thượng: Thể dục Dụng cụ.
Phạm Phước Hưng: Thể dục Dụng cụ.

6- Nguyễn Tiến Minh: Vũ cầu (Badminton).

7- Dương Thị Việt Anh: Điền kinh (Nhẩy cao / High Jump).
Nguyễn Thị Thanh Phúc: Điền kinh (Đi bộ 20 Km / Walking).

8- Nguyễn Thị Lụa: Đô vật (Wrestling).

9- Văn Ngọc Tú: Nhu đạo (Judo).

10- Chu Hoàng Diệu Linh (17 tuổi): Thái cực đạo (Taekwondo).
Lê Huỳnh Châu: Thái cực đạo.

11 – Phạm Thị Thảo: Chèo thuyền (Rowing).
Phạm Thị Hải: Chèo thuyền.

Hôm nay là ngày thứ 10 (6 tháng 8) của Thế vận hội mà tôi tìm đỏ hai con mắt qua khắp các các hệ thống truyền hình có sẵn (NBC, ESPN, Star Sport…) cũng không tài nào tìm ra xem “bi giờ em (lực sĩ Việt Nam) ở đâu?” “em đang thi đua, tranh tài ra sao?” Sau đó mới vỡ lẽ ra lý do là vào cuối ngày thứ hai của thế vận hội, tức là ngày Chủ nhật 29 tháng 7 năm 2012, ba phần tư (3/4) số lực sĩ Việt Nam đến tham dự thế vận hội 2012 đã bị loại ra ở vòng loại (qualifier round). Họ đã sẵn sàng “âm thầm đóng lại hành lý” đáp chuyến máy bay cho sớm sủa (kể cũng tiện, đỡ phải mất công chen lấn vào giờ tắt lửa thế vận) trở về nước. Các “video clips” mà tôi lục lọi tìm thấy trên “Net” (của lực sĩ Phan Thị Hà Thanh, Phạm Phước Hưng… chẳng hạn) chỉ thấy trên “YouTube” qua sự ghi lại một cách sơ sài vội vàng của các cá nhân khán giả người Việt may mắn có cơ hội dự xem cuộc trạnh tài… Còn trên “mainstream media” thì hoàn toàn sổ toẹt!

 

Kết quả của cuối ngày thứ hai thế vận (Chủ nhật 28 tháng 7 năm 2012) ghi lại bởi “dtinews” được tôi tóm lược lại như sau:

 

– Giấc mơ thế vận của võ sĩ Nhu đạo (Judo) Văn Ngọc Tú đột nhiên thành ác mộng sau trận tranh tài mở màn (first fight) với võ sĩ Sarah Menedez của Ba Tây. Văn Ngọc Tú ghi “0” (zero) điểm trong khi Menedez ghi được 2 điểm.

– Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh lên trường bắn tranh đua tầm bắn 10m súng trường hơi Nam vòng loại. Hoàng Xuân Vinh bắn được tổng cộng 582 điểm xếp hạng 9 (thua Xạ thủ Nam Hàn Jin Jongoh – 588 điểm). Hoàng Xuân Vinh bị loại trong thể bắn tầm 10m này vì chỉ có 8 xạ thủ được vào vòng thi kế tiếp. Kế đến, ở tầm bắn 50m súng ngắn trong cùng ngày, Hoàng Xuân Vinh qua được vòng loại với 563 điểm; nhưng trong lần tranh chung kết ngày 5 tháng 8, Hoàng Xuân Vinh chỉ ghi được 658.5 điểm và xếp hàng 4 (huy chương Chì – chỉ thua có 0.1 điểm sau người xếp hạng 3 huy chương Đồng). Nên biết, trong 50m súng ngắn, Jin Jongoh Nam hàn ghi 662 điểm huy chương Vàng, Cho Young Rae cũng từ Nam hàn ghi 661.5 điểm huy chương Bạc, và Wang Zhiwei Trung cộng ghi 658.6 điểm huy chương Đồng.

Nữ Xạ thủ Lê Thị Hoàng Ngọc chỉ ghi được 379 điểm trong tầm bắn 10m súng trường hơi Nữ vòng loại và xếp hạng 21 trên số 49 tuyển thủ; cũng bị loại ngay vòng đầu.

– Trong đợt tranh đua vòng loại Thể dục dụng cụ (Gymnastic qualifier) Nữ, cả 2 tuyển thủ Việt Nam Đỗ Thị Ngân Thương và Phan Thị Hà Thanh đều bị loại ở ngay vòng đầu. Đỗ Thị Ngân Thương ghi được 11.466 điểm trên “Đòn so le” (Uneven bars) và 11.966 trên “Đòn dài” (Beam). Đỗ Thị Ngân Thương vì bị thương ở chân trong các cuộc tranh tài trước đây đành đứng hạng chót (thứ 80 trên số 80) trong số các tuyển thủ Nữ (?) Đồng thời, Phan Thị Hà Thanh ghi 13.533 môn “Nhào lộn trên ngựa” (Vault) và 12.466 điểm môn “Nhào lộn trên sàn phẳng” (Floor exercise). Cả hai đành chào tạm biệt cuộc tranh tài kế tiếp.

Ngay sau đó nam tuyển thủ môn Thể dục dụng cụ Phạm Phước Hưng cũng bị loại ngay ở vòng đầu.

– Môn cử tạ hạng “ốc tiêu” (hạng 56kg) lực sĩ Trần Lê Quốc Toàn, người mà đoàn lực sĩ thế vận Việt Nam có hy vọng nhiều nhất (số 1) cho một huy chương thế vận lần này, chỉ nhấc (lifting) được tổng cộng 293Kg (1kg thấp hơn bình thường của anh) và Trần Lê Quốc Toàn về hạng 4 (mang về thêm 1 “huy chương Chì” cho phái đoàn Việt Nam) sau Valentine Hristov Snezhev của Azerbaijan hạng 3 – huy chương Đồng, Wu Jinbao của Trung Cộng hạng 2 – huy chương Bạc, và Om Yun Chon của Bắc Hàn về hạng 1 – huy chương Vàng.

Cũng môn cử tạ hạng “hột tiêu” 53Kg Nữ, lực sĩ Nguyễn Thị Thúy không đạt tới trọng lượng 200Kg (chỉ nhấc được tổng thể 195Kg). Nguyễn Thị Thúy xếp được hạng thứ 8 trên 18 tuyển thủ ở cuối trận tranh tài môn cử tạ hạng “hột tiêu” này, và bị loại.

 

Ngày tranh đua đầu tiên (thứ Bẩy 28 tháng 7 năm 2012):

 

– Lực sĩ Nguyễn Thị Ánh Viên trong môn bơi thể loại 400m tự do (free style) ghi được 4:50:32 và bị loại trong tầm bơi này vì các lực sĩ Mexico, Phần lan và Pakistan ghi từ 4:31 đến 4:42. Nguyễn Thị Ánh Viên còn một cuộc đua 200m Bơi nhái (Breaststroke) vào ngày 2 tháng 8; nhưng rất tiếc tôi không tìm thấy một kết quả khả dĩ nào (ở các vòng bán kết) được ghi lại sau ngày 2 tháng 8 về “siêu kình ngư” (như báo “lề phải” nước ta đặt tên cho lực sĩ này) Nguyễn Thị Ánh Viên.

– Cầu thủ Vũ cầu Nguyễn Tiến Minh, người có cái vinh dự cầm cờ (thủ kỳ) cho phái đoàn Việt Nam trong buổi “diễu binh” khai mạc thế vận hội 2012 Luân đôn), thắng Tan Yuhan của Bỉ ở vòng loại (tỉ số 21-17, 14-21 và 10-21)… Trong vòng thứ hai ngày 31 tháng 7, tay cầu Nguyễn Tiến Minh thua tuyển thủ Ấn độ Kashyap Parupalli với tỉ số rất cách biệt trong hai “sets” (tỉ số 21-9 và 21-14).

– Môn “Chèo thuyền cặp đôi Nữ loại nhẹ” (Women’s Lightweight Double Sculls), hai tay chèo Nữ Phạm Thị Hải và Phạm Thị Thảo chèo về hạng chót (7:50:06) ở vòng loại và dĩ nhiên bị loại.

– Riêng chỉ còn môn Thái cực đạo (Taekwondo) và Đô vật (Wrestling) đã được sắp xếp tranh đua trễ trong tuần thứ 2 cho nên phái đoàn Việt Nam còn có vài lưc sĩ phải ở lại thêm vài ngày tại Luân Đôn để chờ … bị loại. Còn lại đa số lực sĩ Việt Nam kể như đã xong phận sự khi quen thuộc với hai chữ ngắn “bị loại” (was eliminated / was ended). Có một số lực sĩ Việt Nam đã về đến Sài gòn (Văn Ngọc Tú, Trần Lê Quốc Toàn và Đỗ thị Ngân Thương)…

 

Lời cuối

Nếu tự bào chữa là các quốc gia như Mỹ, Trung cộng… có nhiều người (dân số đông) cho nên họ tìm ra nhiều người tài giỏi trong thể thao thì nghe cũng không ổn chút nào!? Việt Nam là một nước lớn ở Đông Nam Á kể cả về diện tích (330 ngàn cây sống vuông) và dân số (Wikipedia mới nhất ghi 91.5 triệu dân); vả lại các lãnh đạo csvn với kiến thức nông cạn vẫn huênh hoang, vẫn luôn mồm tự phụ “một tấc nữa tới trời,” “phá các kỷ lục trời ơi đất hỡi,” tự cho mình là “… vô địch, không có một thế lực phản động nào dám đe dọa (!?)” Nhưng qua kỳ Olympic 2012 này nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên sân chơi quốc tế không mang về nổi 1 huy chương thật (không phải “huy chương Chì”) thì tất cả các thực tế rõ như ban ngày đã nói lên cái thực chất bố láo của chủ nghĩa cs với một chính sách giáo dục, huấn luyện đầy tính cách phô trương gian xảo, đi đường tắt, có nhiều lỗ thủng cần được vá lại – hoặc tốt hơn cho đất nước là đã đến lúc phải thay (eliminate) toàn thể cái lãnh đạo cs tã lót cũ kỹ đầy phân thối càng sớm càng tốt. Các nước lân bang lớn nhỏ của Việt Nam họ không cần một cuộc cách mạng dân tộc và chủ nghĩa cs chết tiệt đều hãnh diện mang về một số huy chương như:

 

Thái lan: Boxing (1 vàng 1 Bạc); Taekwondo (1 Bạc);

Mã lai: Vũ cầu (1 Bạc); Nam Dương: Cử tạ (1Bạc, 1 Đồng);

(Thậm chí) Hai nước bé tí tẹo là:

  • Hồng Kông (7 triệu dân): Đua xe đạp (1 Đồng);
  • Singapore (chỉ có 5 triệu dân): Bóng bán (1 Đồng); 

 

Các “anh” lãnh đạo, cán bộ cs vẫn còn cố giải thích qua thành tích hai cái vé “hạng 4” này là:

các em (“Vận Động Viên”) đến Thế vận hội là để học hỏi (?)”

Trời đất quỷ thần! Chỉ csvn mới có những cái giải thích nghịch lý trơ trẽn, loại sỉ nhục sự thông minh của con người như vậy. Thưa các đồng chí. Lực sĩ thế giới đến thế vận hội để tranh giải; không phải để học hỏi… Học hỏi là chuyện ở nhà, chuyện về lâu về dài… Bây giờ (ngày thứ 10) báo chí “lề phải” tường trình về thế vận 2012 Luân Đôn chỉ còn vớt vát lấy lệ kiểu “thấy người sang bắt quàng làm họ” một số thành quả của người Việt hải ngoại đã hãnh diện đoạt một số huy chương cao quý cho quốc gia tạm dung (nhưng đã cố tình không kèm theo cái lý lịch tị nạn cs của họ), Chẳng hạn như Marcel Nguyễn của Đức quốc được huy chương Bạc môn Thể dục dụng cụ (nên biết, Mẹ của Marcel Nguyễn tên Heidi người Đức, và Bố của Marcel Nguyễn là ông Nguyễn Văn Lạc, cựu học sinh trường Trung học Nguyễn Trãi Sài gòn, một sinh viên du học của VNCH, trước ngày các bác vô đây, 1975) – Báo “lề phải” vi-xi phịa trắng trợn Marcel Nguyễn là con của một phụ nũ Việt đi xuất cảng lao động ở Đức (? Xạo hết chỗ nói; Thầy phải chạy luôn!).

Tóm lại người dân Việt nào, dù bất cứ đang sống ở đâu, đều nhận thấy các lực sĩ Việt Nam thật sự là những thành phần ưu tú của đất nước. Họ đã làm hết sức, đã đem hết khả năng, tâm trí của họ ra cho các cuộc tranh tài y như một giống cây tốt cố gắng vươn lên từ một cái ly nhựa (foam cup) cs. Có cố sức lắm thì cũng cao hơn cái ly nhựa một chút là cùng, không thể làm gì hơn được. Tất cả kỳ vọng của kỳ thế vận hội 2012 này dừng chân ở hai cái huy chương chì “hạng 4” bẽ bàng… Các lực sĩ đã sinh ra và lớn lên trong cái hoàn cảnh xã hội không hề đặt nặng vấn đề huấn luyện và giáo dục. Ở cái xã hội mà mơ ước lớn nhất của thanh thiếu niên tương lai của đất nước là khi lớn lên được làm… công an thì thi thế vận hội được “hạng 4” cũng là chuyện to tát lắm rồi… Csvn sau bao nhiêu năm theo đuổi chính sách “trăm năm trồng người” có một không hai trên hành tinh, đã chỉ gieo, trồng toàn hạt cay và đắng thì làm sao mà mong gặt hái trái ngọt. Cần phải có phép lạ?! Mà csvn có tin vào phép lạ hay không!? (csvn có tài nói phét loại “biến sỏi đá thành cơm” chẳng là phép lạ thì gọi là cái củ cải gì nhể?  Mẹ kiếp!)

Cứ mỗi 4 năm lại có một kỳ Thế Vận hội. Cứ 4 năm Việt Nam lại có dịp “học hỏi” thì kể ra cũng không có gì mà cần phải vội vàng… Hãy xem csvn đang từ từ tiến từng bước lên xã hội chủ nghĩa vinh quang. Nhưng mà với thời cuộc toàn cầu thay đổi rất nhanh chóng hiện nay, không biết csvn (hay bản đồ nước Việt Nam) còn có mặt trên quả đất này trong kỳ thế vận kỳ tới vào năm 2016 tại thành phố Rio de Janeiro của Ba Tây (Brazil) hay không?

 

Chờ xem.

 

Trần Văn Giang
6 tháng 8 năm 2012

Huy Chương Chì – Trần Văn Giang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *