Minh Mạng Thang
.
Lời giới thiệu của người sưu tầm
Vua Minh Mạng ( 25/5/1791 – 20/1/1841), tên trên khai sinh là Nguyễn Phúc Đảm, là vua thứ hai của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Minh Mạng có cả thảy 43 người vợ và để lại cho đời 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.
Chuyện hậu cung của vị vua này cũng có nhiều nét đặc biệt mà đến giờ vẫn còn nhiều bí mật và các dị bản khác nhau. Có những đêm vua Minh Mạng có thể “hành lạc” (ân sủng) từ 4 đến 6 Ái phi khác nhau cũng bởi nhờ bài thuốc “Minh Mạng Thang” này. Được biết Thang thuốc đã được một vị quan ngự y riêng tín cẩn bỏ công nghiên cứu và sáng chế ra một bài thuốc ngâm rượu đặc biệt để dâng hiến cho vua, mục đích là giúp vua nâng cao thể lực, tráng kiện minh mẫn, luôn sáng suốt trong vai trò an dân trị quốc, đồng thời cũng cũng để giúp vua đắc lực tham chiến mỗi khi loan phòng hữu sự.
Giờ đây, nhiều người vẫn xưng là dòng tộc vua, hoặc xưng là chỉ có một mình”tui” biết cái thang thuốc này, để kinh doanh kiếm lời. Thuốc thật hay giả thì phải dùng thử mới biết được; chỉ nghe nói hay đọc lại thì không có gì bảo đảm (có thể tiền mất mà tật vẫn mang!)
Just remember: Use it at your own risk…
TVG
*
HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ MINH MẠNG THANG? BÀI “NHẦT DẠ LỤC GIAO SANH NGŨ TỬ”: BỔ THẬN, BỔ THẦN KINH, KHÍ HUYẾT GIA TĂNG, TĂNG CƯỜNG SINH LỰC…
Theo sách dịch, 1 đêm giao hợp với đàn bà 6 lần, sanh 5 đứa con.
Mạnh hơn toa số 1 một lần, toa “Đại Bổ Dược Tửu” có công dụng như sau: Bổ thận, bổ thần kinh, khí huyết gia tăng, tăng cường sinh lực, chống phong thấp, mạnh gân cốt, tăng tuổi thọ cho người cao tuổi và chống lão hóa, yếu thận, bán thân bất toại v..v.
– Người bị liệt dương, đương sự bất động (tục gọi là “Cây ngọc không dậy nổi”), uống liên tục hàng tháng đều đặn mới có tác dụng, có thể gia thêm Thục địa 3 lạng, Cam kỷ tử 1 lạng, Nhân sâm 5 chỉ.
A- Bài thuốc
1.Thành phần
- Thục Địa 40gr
- Đào Nhân 40gr
- Sa Sâm 30gr
- Bạch Truật 24gr
- Đương Quy 24gr
- Phòng Phong 24gr
- Bạch Thược 24gr
- Trần Bì 24gr
- Xuyên Khung 24gr
- Cam Thảo 24gr
- Phục Linh 24gr
- Tần Giao 16gr
- Tục Đoạn 16gr
- Mộc Hoa 16gr
- Kỷ Tử 16gr
- Thương Truật 16gr
- Độc Hoạt 16gr
- Khương Hoạt 16gr
- Bắc Đỗ Trọng 16gr
- Đại Hồi 12gr
- Nhục Quế 12gr
- Đại Táo 30gr
- Đường Phèn 3 lạng
2.Cách ngâm rượu
Cho 5 lít rượu nếp ngon 45o đổ vào keo ngâm với 22 vị thuốc, đường phèn để riêng, ngâm rượu với thuốc trong 7 ngày đêm, rồi nấu nửa lít nước sôi hòa tan với 3 lạng đường phèn, để nguội, đổ vào keo rượu thuốc, trộn cho đều rồi để đến ngày thứ 10. Lọc kỹ cho vào chai bịt nút kín để dùng lâu ngày. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30cc), ngày uống 4 lần trước bữa ăn và trước khi đi ngủ uống 1ly nhỏ.
Còn lại bã thuốc, đổ thêm 3 lít rượu ngon như trên, ngâm đúng 1 tháng thì có thuốc rượu thứ 2, đem lọc kỹ vào chai để uống lâu ngày như trên.
3.Giải thích
Bài “Nhất Dạ Lục Giao”: tức hơn bài “Nhất Dạ Ngũ Giao” một lần. Đại bổ tạng thận, tạng tâm, cho những người lao tâm, lao lực, dương vật quá yếu, đau lưng, mỏi gối, ăn uống không biết ngon, mất ngủ, thận suy mãn tính, cơ thể đau nhức, người nặng nề, thấp khớp lâu ngày.
So với bài “Nhất Dạ Ngũ Giao” thích hợp với những người từ 40 – 45 tuổi trở xuống, thì bài “Nhất Dạ Lục Giao” thích hợp với những người trên 45 tuổi, với các vị cao niên rất có hiệu quả.
Chú ý: Bài thuốc này có người uống trong tuần lễ đầu có khi bị đi đại tiện lỏng, nhưng không đau bụng, và cứ uống tiếp sau đó thì đại tiểu tiện trở lại bình thường không có gì lo ngại.
B- Tính dược và công dụng
- Vị Thục Địa: đã nói ở bài Ngũ Giao.
- Đào Nhân: Tức là nhân của quả Đào. Theo tài liệu cổ, Đào nhân có vị đắng ngọt, tính bình vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng phá huyết hành ứ, nhuận táo, hoạt trường dùng để chữa huyết ứ, huyết bế làm tiêu chất ở bụng dưới thông kinh nguyệt, sát tràng phàm, người không ứ trệ không nên dùng.
- Sa sâm: Gọi là Sa sâm vì sâm này mọc ở cát (sa: cát).
Theo tài liệu cổ, Sa sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, vào kinh phế, có tác dụng dinh dưỡng và thanh phế, trừ ho, khử đờm, mát phổi, Sa sâm trong dân gian còn là vị thuốc rất quý để chữa hầu hết các bệnh phổi nóng rát, ho v..v.. Liều dùng từ 8 – 16gr.
- Bạch Truật: Còn gọi là ư truật, đồng truật, tiết truật.
Theo tài liệu cổ, Bạch Truật có vị ngọt, đắng, tính hơi ôn, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng kiện vị, hòa trung, táo thấp, hóa đờm, lợi tiểu, làm hết mồ hôi, an thai, người âm hư không nên dùng.
Ngày từ 6 – 12gr sắc uống.
- Đương Quy: Nói ở bài Nhất dạ ngũ giao.
- Phòng phong: Theo tài liệu cổ, Phòng phong có vị cay ngọt, tính ôn, không độc, vào 5 kinh can, phế, tỳ, vị và bàng quang, có tác dụng phát biểu, tán phong, trừ thấp, cảm mạo biểu chứng làm ra mồ hôi, chữa choáng váng, mắt mờ, đau nhức các khớp xương rất hay. Liều dùng 4 – 10gr sắc uống.
- Bạch Thược: Còn gọi là Đẩu thược, Thược dược. Theo tài liệu cổ, có vị đắng, chua, hơi hàn vào 3 kinh can, tỳ và phế, có tác dụng nhuận gan, dưỡng huyết, liễm ân, kị tiểu, hông ngực tức đau, kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 6 – 12gr dưới dạng sắc.
- Trần Bì: đã nói ở bài Nhất dạ ngũ giao.
- Xuyên Khung: đã nói ở bài Nhất dạ ngũ giao.
- Cam Thảo: Còn gọi là Bắc Cam Thảo, Sinh Cam Thảo, gọi là Cam Thảo vì loại thảo mộc này có vị ngọt (cam là ngọt, thảo là cỏ). Theo tài liệu cổ, Cam thảo có vị ngọt, tính bình vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị nhuận phế thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị khác và chữa loét dạ dày. Ngày dùng từ 3-5gr.
HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ MINH MẠNG THANG? BÀI “NHÂT DẠ NGŨ GIAO”: ĐẠI BỒ TẠNG THẬN, DÙNG LÂU NGÀY TAI, MẮT SÁNG TỎNGUYỄN VĂN DƯƠNG
- Xuyên khung: Theo tài liệu cổ, xuyên khung có vị cay, tính ôn vào 3 kinh can, đởm, tâm bào, có tác dụng hoạt huyết, đuổi phong, giảm đau, nhức đầu, hoa mắt, bán thân bất toại, chân tay co quắp, các chứng bệnh phụ nữ: kinh nguyệt không đều, sụt, bế nên dùng vị này.
- Xuyên tục đoạn: Còn gọi là sâm nam, đầu vù. Người xưa thường cho rằng vị này có tác dụng nối được gân xương đã đứt (Tục: nối, Đoạn: đứt). Sở dĩ gọi là Xuyên tục đoạn vì tục đoạn này được lấy ở tỉnh Tứ Xuyên. Theo tài liệu cổ, có vị đắng, cay, tính hơi ôn vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, nối gân xương, giảm đau, chữa đau lưng rất đặc hiệu. Vị này thường đi đôi với Bắc Đỗ trọng, làm bài thuốc càng tăng hiệu quả.
- Xuyên đỗ trọng: Gọi là Đỗ trọng vì xưa kia có người họ Đỗ tên Trọng vào rừng tình cờ lấy vị thuốc này sắc uống, khỏi được bệnh đau lưng, do đó mà đặt tên luôn là Đỗ trọng. Theo tài liệu cổ, có vị ngọt hơi cay, tính ôn hòa vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối mềm. Liều dùng từ 5 – 12g sắc hay dầm rượu cũng được.
- Trần bì: Tức là vỏ quýt phơi khô, vỏ quýt phơi để càng lâu càng tốt, dân gian vẫn nói: “Nam bất ngoại Trần bì, nữ bất ly Hương phụ“, có nghĩa là chữa bệnh nam giới không thể thiếu Trần bì, nữ giới không thể không dùng Hương phụ. Theo tài liệu cổ, Trần bì có vị cay, đắng, tính ôn vào 2 kinh tỳ và phế, có tác dụng tiêu thực, hóa đờm, ăn uống không tiêu, nôn mửa, sốt rét, trừ đờm. Liều dùng từ 4 – 12gr.
- Cam kỷ tử: Còn gọi là Câu kỷ tử: Khởi tử, Địa cốt tử. Theo tài liệu cổ, Khởi tử có vị ngọt, tính bình vào 3 kinh phế, can và thận, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế táo, cường dương, mạnh gân cốt, chữa mắt mờ, di mộng tinh. Kỷ tử trong dân gian được coi là vị thuốc bổ toàn thân để chữa cho người bại thận, suy nhược, gầy yếu, tinh khí quá kém, ngoài ra còn trị trong những trường hợp bị đái đường, ho lao, viêm phổi. Liều dùng 6 – 15gr dưới dạng thuốc sắc hay dầm rượu.
- Thục địa: Còn gọi là Địa hoàng, Sinh địa. Thục địa được nấu từ củ sinh địa. Theo tài liệu cổ, Thục địa có vị ngọt, tính ôn, vào 3 kinh tâm, can, thận có tác dụng dưỡng âm, bổ thận, làm đen râu tóc, tiêu khát, âm hư, ho suyễn. Trong dân gian, Thục địa và Sinh địa đều là thần dược (vị thuốc rất quý) vì Thục địa bổ tinh tủy, nuôi can thận, sáng tai mắt, đen râu tóc, trị lao thần khổ trí, tim hư bại thận,… đều nên dùng. Thuở xưa Trương Trọng Cảnh – vị danh y nổi tiếng – rất trọng vào vị Thục địa để trị bệnh, ông cho rằng khi gặp trọng bệnh nên giữ lấy phương bắc tức thận thủy, thận hỏa và chính ông là người đã sáng chế ra 2 bài Lục vị và Bát vị, 2 bài thuốc thánh để tiếng lại cho muôn đời, sau có người vì quá mến tài nghệ của ông, gọi thân mật là Trương Thục Địa cũng không ngoài hàm ý trên. Liều dùng: từ 9 – 15gr.
- Đại đảng sâm: Còn gọi là Phòng đảng sâm, Xuyên đảng sâm, Lộ đảng sâm. Theo tài liệu cổ, Đảng sâm có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh phế và tỳ, có tác dụng bổ trung ích khí, sanh tâm chỉ khát, dùng để chữa tỳ hư, ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi, phế hư sinh ho; công dụng gần như Nhân sâm, Đại đảng sâm ở đây có nghĩa là Đảng sâm loại thật lớn. Đông y coi Đảng sâm có thể dùng thay thế Nhân sâm trong các bệnh thiếu máu, da vàng, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có Anbumin, chân phù đau, còn dùng làm thuốc bổ dạ dày. Người ta gọi Đảng sâm là nhân sâm của người nghèo vì có mọi công dụng của nhân sâm nhưng giá tiền chỉ bằng 1/5 Nhân sâm. Ngày dùng 6 – 12gr có thể tăng đến 30gr dưới dạng sắc thuốc, có thể dùng từ 7 ngày đến 14 ngày trong trường hợp quá suy nhược.
- Đan sâm: Còn gọi là Huyết sâm, Xích sâm. Theo tài liệu cổ, Đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn, vào 2 kinh tâm và can, là thuốc chữa bệnh thiên về phụ nữ, phụ nữ da vàng ăn uống thất thường, khớp xương sưng đau, vị này còn có công năng trục huyết cũ, sinh huyết mới, vừa an thai sống, vừa cho ra thai chết, chỉ huyết, cầm máu, điều kinh bổ huyết, có thể thay thế bài Tứ vật khi cần (Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược). Cổ nhân thường nói “Nhất vị đan sâm kiêm tứ vật chi công” là như vậy. Liều dùng từ 6 – 12gr sắc uống.
- Đại táo: Còn gọi là Táo tầu, táo đen, táo đỏ, Đại táo ở đây là quả lớn. Theo tài liệu cổ, Đại táo có vị ngọt, tính ôn vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng tim, an thần, điều hòa vinh vệ. Hòa giải các vị thuốc khác. Thường dùng hiện nay trong hầu hết các đơn thuốc, phổ biến nhất là trong đơn thuốc ngâm rượu đại bổ. Thang thuốc sắc từ 2 đến 4 quả, thuốc ngâm từ 5 – 10 – 20 quả. Hiện nay ở Việt Nam đã chế được táo nhưng hương vị vẫn không bằng táo chính Trung Quốc. Các vị thuốc trong bài “Nhất dạ ngũ giao” đều có bán ở các tiệm thuốc Đông – Nam dược.
BS. NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Trần Văn Giang (Sưu tầm)