Mặt thật của các ông Thánh Trung Hoa (Khổng Tử)
(Nô lệ tư tưởng là nô lệ từ trong tim óc)
Là người Việt Nam chúng ta phải ý thức dù Trung Hoa ở trong chế độ quân chủ chuyên chế, CS độc tài hay tư bản dân chủ đa nguyên, mưu đồ xâm lăng tràn xuống phía Nam đdã trở thành quốc sách từ ngàn xưa – vẫn được liên tục duy trì. Tuy chiến lược chiến thuật có thay đổi mỗi thời mỗi khác.
Chúng ta không chủ trưong bài ngoại, bài Hoa, không theo chủ nghĩa yêu nước cực đoan. Nhưng dứt khoát khẳng định về quyền tự chủ trong đó có chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải, từ Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Sau đó Lý Thường Kiệt đã khẳng định: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời (thế kỷ thứ 11) và nhất là chủ quyền về văn hóa mà Nguyễn Trãi đã minh định rõ ràng trong Bình Ngô Đại Cáo từ thế kỷ thứ 15.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Cõi bờ sông núi đã riêng,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Một trăm năm trước Vua Trần Minh Tông (1314-1329) đã xác định: “Nước ta đã có phép tắc nhất định; vả lại Nam Bắc phong tục khác nhau.” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản kỷ Q.7. Sự việc chép vào năm 1357).
Năm mươi năm sau, trước áp lực của khuynh hướng giới trí thức khoa bảng chịu ảnh hưởng sâu đậm Nho giáo lấy văn hóa Trung Hoa làm trung tâm, làm hệ thống qui chiếu, vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) cũng đã xác định lập trường: “Triều đình dựng nước, tự có phép độ riêng, không theo chế độ nhà Tống, là vì Nam Bắc đều làm chủ nước mình, không cần phải bắt chước nhau.” (Sđd, sự việc chép vào năm 1370).
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, độc lập chính trị, kinh tế không thôi vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải liên tục đấu tranh bảo vệ độc lập về văn hóa, trong tinh thần khai phóng và dung hóạ Chúng ta vẫn có thể yêu mến vẻ đẹp bài thơ Đường của Đỗ Phủ hay Lý Bạch hoặc thưởng thức nết thanh thoát thủy mạc của những bức tranh Hạ Khuê (Hsia Kuei) đời Tống.
Học hỏi, thưởng thức cái hay cái đẹp của văn minh Trung Hoa trong tinh thần tự chủ, học hỏi tiếp thu có chọn lựa. Học để biết người biết ta, học để phong phú hóa văn hóa Việt như Nguyễn Trãi. Học để biết người biết ta để đánh đuổi quân xâm lược như Trần Quốc Tuấn.
Cái học đó, nhà cách mạng Việt Nam ông Lý Đông A gọi là cái học nhập nô xuất chủ, chứ không phải cái học nhập nô xuất nô như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Hoặc như đa số trí thức khoa bảng từ cuối đời Trần về sau. Họ đọc sách của các ông thánh Tàu (Khổng Tử, Mạnh Tử, Chu-Trình v.v…) và để đầu óc nhiễm Tàu sâu nặng đến độ trọng Tàu, sợ Tàu; rồi lấy văn hóa -văn minh Tàu làm trung tâm. Họ tìm cách biến cải văn hóa Việt theo văn hóa Tàu. Họ cưỡng ép nhà vua tổ chức xã hội Việt Nam theo khuôn mẫu của Tàu như đã trình bày ở phần trên.
Nô lệ tư tuởng là nô lệ từ trong tim óc. Từ đó phát sinh ra tinh thần vọng ngoại, trọng ngoại, sợ ngoại và ỷ ngoại để rồi giao phó sinh mạng của dân tộc và đất nước mình cho ngoại bang.
Cách học nhập nô xuất nô – nhập nô xuất chủ
Thưởng thức cái hay, cái đẹp trong thơ của Bạch Cự Dị – theo chủ nghĩa hiện thực, đồng tình với nỗi đau khổ hoạn nạn của những người ở tầng lớp dưới (bài thơ “Ông bán than,” “Người tóc bạc Thượng Dương”…) thì đồng thời phải thấy đó chỉ là những lời ở đầu môi chót luỡi. Đời sống tư của ông ta đã thể hiện rõ cái bản chất tàn nhẫn gốc du mục và tính hoang dâm của người Tàu có quyền thế, giàu có. “Đâu phải chỉ năm thê bảy thiếp mà còn nuôi gái tơ. Ông ta mua những cô bé 14, 15 tuổi còn trinh nguyên về nuôi và ‘ăn nằm’ (để có lợi cho tuổi thọ). Đến 18, 19, 20 tuổi, cảm thấy đã già (không còn có lợi cho tuổi thọ) cũng đã chán chê, liền đem những cô gái này ra chợ cùng bán một thể với bò ngựa, súc vật cần bán của nhà mình. Ông ta đối xử như thế với thiếu nữ, những người đàn bà trẻ trạc 20 tuổi, già rồi đem bán cùng lừa ngựa như thế là quan tâm đến con người hay sao?” (Vương Sóc – Người Đẹp Tặng ta thuốc bùa mê- nxb Văn Hóa Dân tộc năm 2000, tr. 226).
Chúng ta cần đọc, học hỏi lời hay ý đẹp như nhân trị, chính danh v..v… trong Ngũ Kinh của Khổng Tử, nhưng đồng thời phải nhận thức được mặt thực của vấn đề. “Trên thực tế không chỉ có những nhà tung hoành mà ngay Khổng Tử cũng đi chu du một loạt nước để bán rao lý
lẽ, giống như những ‘quan chạy’ thời bây giờ… Ông ta đi chu du một loạt nước chẳng qua là để chạy vại, kiếm một chút tước. Ông ta nói nhân nghĩa nhưng được làm quan rồi thì cũng độc ác, tàn nhẫn như thường, làm được mấy ngày Đại Tư Khấu thì giết luôn Thiếu chính Mão.” (Vương Sóc sđd, trang 320) và sau đó xử tử 2 tội nhân.
Ông Bá Dương trong quyển Người TQ Xấu Xí đã nhận định: “Có một nhân vật cổ quái đã nói một câu ‘Dân vi quý quân vi khinh’ (Dân là quý, vua là thường). Đây chỉ là một thứ lý tưởng mà Trung Hoa chưa bao giờ thực hiện.” (Trang 72).
Mặt thật của Khổng Tử
Khổng Tử là ông thánh của Trung Hoa và có thể là vĩ nhân của nhân loại, nhưng các tộc Bách Việt ở phía Nam sông Hoàng Hà phải nhận thức được chủ trương của ông thánh đó là “Hưng Hoa diệt Di.” Theo nữ triết gia Việt Nam Đông Lan – môn sinh chân truyền của cố triết gia Kim Định (chữ của học giả Lê Việt Thường) thì Tứ Di là Bách Việt (Đông Lan – Yêu Mến An Vi – nxb Văn Hiến năm 2004, trang 188, dòng 15). Cũng theo nữ triết gia Đông Lan nhà Chu là dân phía Tây Bắc thuộc về dân du mục hoặc bán du mục, hiếu chiến, phụ hệ trọng võ (sđd, trang 199) mà chủ trương của Khổng Tử là hưng Hoa diệt Di.
Khổng Tử suốt đồi ấp ủ hoài bảo phục hoạt chế độ nhà Chu do Chu Công thiết lập “dựa trên ý niệm thiên tử, luật hình, hoạn quan, đàn áp đàn bà, khinh miệt dân chúng (gọi lê dân = dân đầu đen), chuyển tài sản từ làng xã sang tay nhà vua, Chu Nho là văn hóa du mục (sđd, trang 199). Thế mà Khổng Tử tự nhận đêm ngủ thường vẫn mộng tưởng Chu Công. Sau thời gian chu du các nước, biết giấc mộng không thành, ông trở về nước Lỗ dạy học. Suốt đời Khổng Tử chỉ mong nối được sự nghiệp của Chu Công. Ông ước ao điều đó lắm, đến nỗi nó ám ảnh ông, khiến ông nằm mộng thấy Chu Công. “Ta theo Chu (Ngô tòng Chu – thiên Bách dật, bài 14). Một hôm tự than rằng quá lắm vậy! Ta suy nhược rồi! Từ lâu, ta chẳng mộng thấy Chu Công.” (Luận Ngữ – thiên thuật nhi).
Một trong những trí giả gốc du mục sớm nhận thức được hiểm họa văn hóa du mục bị thuần hóa bởi văn hóa Bách Việt có lẽ là Khổng Tử. Ông ta tìm mọi cách phục sinh trật tự thế chế nhà Chu, một thể chế mang tính du mục cho nên ông ta hoàn toàn thất bại vì chủ truơng của ông ta phục hoạt thể chế nhà Chu: Không nước nào chấp nhận để cho nhà Chu thống trị, nhất là các nước thuộc Bách Việt.
Nhưng trước đó Quản Trọng phối hợp văn hóa và quân sự đã thành công trong việc đàn áp, dẹp yên dân Bách Việt (bình thiên hạ) xây dựng nghiệp bá cho Tề Hoàn Công. Chính vì thế mà Khổng Tử đã khen Quản Trọng hết lời: “Cho đến nay dân chúng còn được hưởng ân đức của ông ấy. Không có Quản Trọng thì chúng ta phải giốc tóc (bện) và cài áo bên trái (tả nhậm) như người người mọi rợ.” (Luận Ngữ – chương hiến vấn). Nói khác đi là đã bị Bách Việt hóa.
Như vậy, “thuật nhi bất tác, tính nhi hiếu cổ” (không sáng tác kinh điển mà chỉ sang định, chỉ thuật lại đạo cổ xưa) chỉ là cố uốn nắn khéo léo cái ưu điểm của văn hóa Bách Việt để che giấu hoài bảo phục sinh thể chế nhà Chu, trong sách lược hưng Hoa diệt Dị Cho nên Khổng Tử chủ trương bình thiên hạ tức dẹp yên Tứ Di (Bách Việt).
Tham vọng bành trướng và tư tưởng bá quyền là những biểu hiện của tinh thần phi dân chủ. Ngoài (nước ngoài) thì coi thường nước khác dân tộc khác, đối lập Hoa Hạ với Tứ Di, trong (trong nước) thì coi thường dân chúng, coi thường phụ nữ, đối lập người quân tử (cai trị) với kẻ tiểu nhân (dân chúng). Khổng tử nói tới dân chúng ở nhiều chỗ với một giọng rất miệt thị, coi thường: dân chúng có thể khiến họ theo, chứ không thể giảng cho họ hiểu được (Luận Ngữ, Thái Bá 9). Ông nhiều lần tỏ ra khinh bỉ dân chúng một cách rõ rệt: “Sở dĩ người quân tử không muốn ở chung với đám hạ lưu vì bao tội ác trong thiên hạ dồn cả về đó.” (Luân Ngữ, Tử Trương 20). Nói đến phụ nữ ông bảo: “Chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán.” (Luận Ngữ Duơng Hóa 25) – Trần Ngọc Thêm – Tìm về bản sắc văn minh Việt Nam, nxb tp HCM năm 2001, trang 482-483.
Tóm lại, Khổng Tử chủ trương tòng Chu, hưng Hoa diệt Di (Bách Việt) kỳ thị chủng tộc (qua lời khen Quản Trọng, coi Bách Việt là mọi rợ), miệt thị dân chúng, khinh bỉ đàn bà… Như vậy “thuật nhi bất tác” chỉ là lối nhân nghĩa và đạo đức giả của Khổng Tử với mưu đồ đồng hóa và diệt chủng các giống dân Tứ Di, tức Bách Việt mà theo triết gia Đông Lan, “sắc dân Bách Việt đã vào và cư ngụ trên đất Tàu ngày nay trước khi có một dân tộc thực sự là Tàu xuất hiện.” (sđd, trang 186, dòng 6-8). Với chủ trương dùng nhân nghĩa – thuật nhi bất tác – ở đầu môi chót lưỡi, tức lời nói khác với hoài bảo củ a mình để thay cho việc binh đao.
Cái đạo đức chuyên lấy của người – thuật nhi bất tác – khéo léo uốn nắn theo nhu cầu của mình (Tu, Tề, Trị, Bình) đánh lừa thiên hạ với dã tâm đồng hoá các giống dân khác thành người Tàu. Đó là sách lược lùi không đánh, giả bộ lấy đạo đức của người và đồng hoá họ làm dân mình. Hoà nhi bất đồng của văn minh Hoàng Hà là cái màn che giấu mưu đồ thầm kín, hòa để mà hóa của người thành cuả mình. Cho nên “hòa” gốc du mục khác hẳn với “hòa cả làng” của văn minh sông Hồng, phát xuất từ nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước (Văn hóa Hòa Bình).
Đây là sách lược vô cùng thâm độc của họ Khổng. Do đó Mặc Tử đề xướng thuyết Kiêm Ái (thương mọi người) để chống lại lối giả nhân giả nghĩa của Khổng Tử. Còn Lão Tử chủ trưong bình đẳng, tự do, sống hài hòa với thiên nhiên, trở về với sự chất phác, thuần lương là những giá trị đi ngược lại với chế độ phong kiến nhà Chu, kiến dựng trên quân quyền, phụ quyền và nam quyền.
Chủ nghĩa bành trướng là nét đặc thù độc đáo nhất trong sự hình thành nước Trung Hoa với bệnh “HỘI CHỨNG ĐẠI HÁN,” từ triều đại này qua triều đại khác, quyết tâm xóa sạch văn hóa Bách Việt một cách có hệ thống, từ Quản Trọng, Khổng Tử cho đến Tôn Dật Tiên, Tưởng giới Thạch, Mao Trạch Đông và kéo dài đến ngày nay. Thế hệ của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào bây giờ cũng không đi ra ngoài sự chỉ giáo của Khổng Tử: Phải hành động như Quản Trọng – phối hợp quân sự và văn hóa – để đồng hóa đến người Bách Việt cuối cùng (tộc Lạc Việt tiền thân của dân tộc Việt Nam) thành người Tàu.
Vĩnh Như
7.9.2008